Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và sắc ký dấu vân tay của thân rễ hai loài: củ gấu (cyperus rotundusl.) và củ gấu biển (cyperus stoloniferus retz.)

Số trang: 27      Loại file: pdf      Dung lượng: 8.00 MB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (27 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhiệm vụ của luận án: Nghiên cứu thành phần hóa học: phân lập các hợp chất sạch từ hai loài củ gấu và củ gấu biển bằng các phương pháp sắc ký, xác định cấu trúc hóa học các chất tách được bằng các phương pháp phổ kết hợp; nghiên cứu sắc ký dấu vân tay: xây dựng dữ liệu vân tay sắc ký của củ gấu, củ gấu biển trên cơ sở các chỉ thị hóa học, xác định hàm lượng một số hoạt chất chính trong các mẫu củ gấu, củ gấu biển và dược liệu Hương phụ thu thập ở những địa điểm khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và sắc ký dấu vân tay của thân rễ hai loài: củ gấu (cyperus rotundusl.) và củ gấu biển (cyperus stoloniferus retz.) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN MINH CHÂU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀSẮC KÝ DẤU VÂN TAY CỦA THÂN RỄ HAI LOÀI: CỦ GẤU (CYPERUS ROTUNDUS L.) VÀCỦ GẤU BIỂN (CYPERUS STOLONIFERUS RETZ.) Chuyên ngành: Hóa Hữu cơ Mã số: 62440114 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC Hà Nội - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Bách khoa Hà NộiNgười hướng dẫn khoa học: 1. TS. Trần Thượng Quảng 2. TS. Nguyễn Tiến Đạt Phản biện 1: GS. TS. Phạm Quốc Long Phản biện 2: GS.TS. Nguyễn Hải Nam Phản biện 3: GS.TSKH. Phan Tống Sơn Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận ántiến sĩ cấp Trường họp tại Trường Đại học Bách khoa Hà NộiVào hồi …….. giờ, ngày ….. tháng ….. năm ………Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt NamI. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Mở đầuViệt Nam là một trong những quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đờivới việc sử dụng các loại thảo dược trong phòng chữa bệnh, tăng cườngsức khoẻ. Một trong những dược liệu được sử dụng rộng rãi là vị thuốcHương phụ. Dược liệu Hương phụ được chế biến từ thân rễ của loài củgấu (Cyperus rotundus L.). Nhưng hiện nay, để phục vụ cho nhu cầusử dụng trong nước và xuất khẩu, vị thuốc có tên là “hương phụ” ởViệt Nam, chủ yếu được khai thác từ loài củ gấu biển (Cyperusstoloniferus Retz.).Tổ chức Y tế Thế giới và Bộ Y tế nước ta đã có các quy định về việcnhận dạng dược liệu cổ truyền từ nguyên liệu là thực vật với việcxây dựng các tiêu chuẩn từ nhận dạng cây, các bộ phận sử dụng đếnviệc đảm bảo chất lượng trong quá trình chuẩn bị nguyên liệu haysản phẩm cuối cùng. Nếu không xác định được hoạt chất thì cầnphải có dấu vân tay sắc ký để xác định chất hoặc hỗn hợp các chất.Chính vì vậy tác giả lựa chọn 2 loài thực vật trên làm đối tượngnghiên cứu của luận án:2. Nhiệm vụ của luận án- Nghiên cứu thành phần hóa học: phân lập các hợp chất sạch từ hailoài củ gấu và củ gấu biển bằng các phương pháp sắc ký, xác địnhcấu trúc hóa học các chất tách được bằng các phương pháp phổ kếthợp.- Nghiên cứu sắc ký dấu vân tay: xây dựng dữ liệu vân tay sắc kýcủa củ gấu, củ gấu biển trên cơ sở các chỉ thị hóa học, xác định hàmlượng một số hoạt chất chính trong các mẫu củ gấu, củ gấu biển vàdược liệu Hương phụ thu thập ở những địa điểm khác nhau.3. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp của luận án3.1. Ý nghĩa khoa họcLuận án đã đóng góp những hiểu biết mới về thành phần hóa học vàsắc ký dấu vân tay của 2 loài thực vật: củ gấu, củ gấu biển ở ViệtNam.Ứng dụng những phương pháp vật lý hiện đại trong nghiên cứu cấutrúc hóa học của các hợp chất hữu cơ.3.2. Những đóng góp mới của luận ánHai loài củ gấu và củ gấu biển ở Việt Nam lần đầu được nghiên cứumột cách có hệ thống về thành phần hóa học và dấu vân tay sắc ký.3.2.1. Về thành phần hóa học 1● Từ củ gấu (Cyperus rotundus L.) đã phân lập và xác định đượccấu trúc hóa học của 15 hợp chất là ()-3,5,6,7,8,4-hexahydroxyflavane (CR1), (+)-Catechin (CR2), Eriodictyol(CR3), Luteolin (CR4), 7,4-dihydroxy-5,3-dimethoxyflavone(CR5), Hovetrichoside C (CR6), Piceatannol (CR7), Resveratrol(CR8), trans-Scirpusin A (CR9), trans-Scirpusin B (CR10),Cassigarol E (CR11), Cyperusol C (1 ,4-dihydroxyeudesman-11-ene) (CR12), 1 ,4-dihydroxyeudesman-11-ene (CR13), 5,7-dihydroxychromone (CR14), (+)-lyoniresinol 3a-O- -D-glucoside(CR15). Trong đó, hợp chất ()-3,5,6,7,8,4-hexahydroxyflavane(CR1) là hợp chất mới.● Từ củ gấu biển (Cyperus stoloniferus Retz.) đã phân lập và xácđịnh được cấu trúc hóa học của 12 hợp chất, đó là (S)-5,5,7-trihydroxy-2,4-dimethoxy-6-methylflavanone (CS1), Rengasin(CS2), -Mangostin (CS3), ()-3,5,6,7,8,4-hexahydroxyflavane(CS4), (+)-Catechin (CS5), Eriodictyol (CS6), Luteolin (CS7),Piceatannol (CS8), Resveratrol (CS9), trans-Scirpusin A (CS10),trans-Scirpusin B (CS10), Cyperusol C (1 ,4-dihydroxyeudesman-11-ene) (CS12). Trong số 12 hợp chất trên thì hợp chất CS1 ((S)-5,5,7-trihydroxy-2,4-dimethoxy-6-methylflavanone) là hợpchất mới. Trong số 12 chất phân lập từ củ gấu biển này có 9 hợp chất trùngvới các chất phân lập được từ củ gấu.3.2.2. Về sắc ký dấu vân tay:- So sánh thành phần hoá học của 2 loài C. rotundus và C.stoloniferus dựa theo kết quả phân lập và xác định cấu trúc các hợpchất sạch kết hợp với phân tích trên hệ thống sắc ký HPTLC vàHPLC.- Thiết lập được các điều kiện phân tích dấu vân tay sắc ký bằng HPLC.Đánh giá độ tương đồng giữa các mẫu nghiên cứu trên kỹ thuật HPLC.Kết quả cho thấy có độ tương đồng cao của các mẫu thân rễ củ gấu biểnlấy từ các địa phương khác nhau (từ 0,9424 đến 0,9903). Xác địnhvùng trên sắc ký đồ (từ phút thứ 8 đến phút thứ 20) cho việc nhận dạngdấu vân tay sắc ký để có thể phân biệt hai loài.- Xây dựng được điều kiện định lượng 7 thành phần hoạt chất trong đốitượng nghiên cứu trên hệ thống HPLC bằng việc sử dụng các chất sạchđã phân lập được làm chất đối chứng. 24. Bố cục của luận ánLuận án dày 146 trang với 34 bảng số liệu, 101 hình và 174 tài liệutham khảo được trình bày như sau:Mục lục, Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt, Danh mục các bảng,Danh mục các hình ảnh, đồ thị. Mở đầu (2 trang). Chương 1: Tổngquan (33 trang). Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (4trang). Chương 3: Thực nghiệm và Kết quả (17 trang). Chương 4: Kếtquả và Bàn luận (72 trang). Kết luận và kiến nghị (2 trang). Danh mụccác công trình liên quan đến luận án (1 trang) và phần tài liệu thamkhảo (15 trang), ngoài ra luận án còn có phần phụ lục gồm các phổ củacác hợp chất phân lập được, kết quả ph ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: