Danh mục

Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Thu hồi đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng sin quyền ứng dụng làm phân bón cho cây chè và một số loại rau tại Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng

Số trang: 26      Loại file: pdf      Dung lượng: 983.75 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu luận án nhằm nghiên cứu làm giàu đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng Sin quyền, nghiên cứu thu hồi tổng oxit đất hiếm Sin quyền bằng phương pháp axit, nghiên cứu thu hồi tổng oxit đất hiếm bằng phương pháp kiềm. Sau đây là bản tóm tắt của luận án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Hóa học: Thu hồi đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng sin quyền ứng dụng làm phân bón cho cây chè và một số loại rau tại Đà Lạt tỉnh Lâm ĐồngBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM VIỆN HÓA HỌC NGUYỄN THÀNH ANH“THU HỒI ĐẤT HIẾM TỪ BÃ THẢI TUYỂN QUẶNG ĐỒNG SIN QUYỀN ỨNG DỤNG LÀM PHÂN BÓN CHO CÂY CHÈ VÀ MỘT SỐ LOẠI RAU TẠI ĐÀ LẠT, LÂM ĐỒNG” Chuyên ngành: Hoá Vô cơ Mã số: 62.44.01.13 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỌC VÔ CƠ Hà Nội, 2014Công trình được hoàn thành tại: Phòng thí nghiệm Vật liệu Vô cơ, ViệnKhoa học Vật liệu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt NamTập thể hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lưu Minh Đại TS. Phạm S Phản biện 1: GS. TS. Nguyễn Trọng Uyển, ĐHKH Tự nhiên Hà Nội Phản biện 2: PGS. TS. Võ Quang Mai, Đại học Sài Gòn Phản biện 3: PGS. TS. Võ Văn Tân, Đại học Sư phạm HuếLuận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện họp tại:vào hồi 14 giờ 00ngày 19 tháng 04năm 2014Có thể tìm hiểu luận án tại:+ Thư viện Quốc gia;+ Thư viện Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam;+ Thư viện Viện Hóa học. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN1. Tính cấp thiết của luận án Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, các nguyên tố đấthiếm (NTĐH) ngày càng được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngànhkhoa học và kĩ thuật. Các nghiên cứu tuyển quặng, tách chiết, phânchia các NTĐH đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước hếtsức quan tâm. Các NTĐH được sử dụng nhiều để sản xuất cáp quang, chế tạocác linh kiện điện tử, chất xúc tác làm sạch khí thải… Từ những năm70 của thấ kỉ XX, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ứng dụng cácNTĐH trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần làm tăng năng suất vàchất lượng nông sản, tăng hiệu quả sản xuất. Mỏ đồng Sin Quyền - Lào Cai có trữ lượng đất hiếm trong toànvùng mỏ khoảng 400.000 tấn. Về qui mô, nguồn khoáng sản đất hiếmmỏ Sin Quyền đứng thứ 3 sau các mỏ đất hiếm Nậm Xe và Đông Paoở tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, trong quá trình tuyển làm giàu đồng, cácNTĐH tập trung trong bã thải và chưa được thu hồi. Lâm Đồng là tỉnh có ngành nông nghiệp phát triển với nhiều loạicây công nghiệp như chè, cà phê, rau và hoa có giá trị kinh tế cao.Việc nghiên cứu, chế tạo phân bón lá nhằm nâng cao năng suất cácloại cây trồng, hạn chế vấn đề ô nhiễm môi trường do phân bón gây ralà cần thiết và quan trọng. Axit lactic là axit hữu cơ đóng vai trò quan trọng trong các quátrình sinh hóa. Phân bón lá dưới dạng phức chất lactat đất hiếm khônggây ảnh hưởng tới sức khỏe con người được chọn để kích thích sinhtrưởng cho cây chè và một số loại rau ở Đà Lạt, Lâm Đồng.2. Mục đích của luận án- Nghiên cứu làm giàu đất hiếm từ bã thải tuyển quặng đồng SinQuyền;- Nghiên cứu thu hồi tổng oxit đất hiếm Sin Quyền bằng phương phápaxit;- Nghiên cứu thu hồi tổng oxit đất hiếm bằng phương pháp kiềm;- Chiết các nguyên tố xeri và đất hiếm(III) sạch bằng phương phápchiết với TPPO trong môi trường HNO3 chứa muối đẩy;- Tổng hợp phức chất lactat đất hiếm và khảo sát ảnh hưởng của cácphức chất lactat đất hiếm đến năng suất chè và một số loại rau phổ biếnở Đà lạt, Lâm Đồng. 13. Những đóng góp mới của luận án Lần đầu tiên đã khảo sát khả năng thu hồi đất hiếm từ bã thảituyển quặng đồng Sin Quyền với các quá trình tuyển khoáng, thủyluyện, chiết đất hiếm và áp dụng phức chất lactat đất hiếm cho câychè, cây rau tại Đà Lạt, Lâm Đồng.1. Đã nghiên cứu qui trình tuyển từ kết hợp tuyển nổi thu nhận phânđoạn giàu đất hiếm hàm lượng 3,8% từ bã thải quặng đồng Sin Quyềnchứa 0,63% đất hiếm. Tỷ lệ thực thu 84,3%.2. Đã nghiên cứu thu hồi đất hiếm từ phân đoạn giàu đất hiếm của quátrình tuyển bã thãi quặng đồng Sin Quyền bằng phương pháp axit vàkiềm. Phương pháp thủy luyện bằng H2SO4 có tính chất ưu việt hơn sovới phương pháp thủy luyện bằng NaOH được áp dụng để thu hồi đấthiếm. Với hiệu suất thu hồi đất hiếm đạt 86,76%, điều kiện thích hợplà H2SO4 15 M, tỷ lệ khối lượng quặng/H2SO4 1/4, nhiệt độ phân hủyquặng ở 1800C, thời gian 4 giờ.3. Đã khảo sát ảnh hưởng của các phức chất lactat đất hiếm đến năngsuất của cây chè và ba lại rau phổ biến ở Đà Lạt (cải bắp, xà láchCorol và xà lách Rumani). Phức chất lactat đất hiếm tăng năng suấtchè 24%, năng suất bắp cải 21%, năng suất xà lách Corol 16% vànăng suất xà lách Rumani 33%. 4. Bố cục của luận án Luận án bao gồm 126 trang với 31 bảng, 37 hình bao gồm cácphần: Mở đầu (2 trang); Tổng quan (21 trang); Thực nghiệm (18trang); Kết quả và thảo luận (56 trang); Kết luận (1 trang); Danh mục12 công trình đã công bố của tác giả; 130 tài liệu tham khảo; Phần phụlục. NỘI DUNG CHÍNH CỦA LUẬN ÁN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: