Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 335.70 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, chủ yếu là dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Điện Biên, đánh giá được những mặt mạnh, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV và tổng kết được các nguyên nhân cần khắc phục. Từ đó, xây dựng được các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Điện .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên TÓM TẮT LUẬN VĂN Những năm gần đây, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng rấ lớn tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng bán lẻ vẫn mang lại cho ngân hàng những nguồn thu ổn định và không ngừng gia tăng qua các năm. Nhận thức được tầm quan trọng và tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã có những định hướng chung trong lộ trình phát triển là lựa chọn dịch vụ ngân hàng bán lẻ là chiến lược kinh doanh lâu dài, sớm đưa ra chiến lược trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu ở Việt Nam. Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Điện Biên (BIDV Điện Biên) có trụ sở đặt tại Thành phố Điện Biên Phủ - tỉnh Điện Biên. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của đất nước, đời sống dân cư trong tỉnh đã được nâng cao, nhu cầu được tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng hiện đại là rất lớn. Song, việc mở rộng phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Điện Biên còn chưa tương xứng với tiềm năng, doanh số hoạt động dịch vụ bán lẻ chưa cao, cũng như chưa có nhiều sản phẩm phù hợp để thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng. Đề tài “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển tỉnh Điện Biên” được lựa chọn nghiên cứu là phù hợp với yêu cầu và có ý nghĩa thực tiễn. Với mục đích chỉ ra được sự cần thiết phải phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Điện Biên, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp giúp BIDV Điện Biên phát triển mạnh hơn nữa dịch vụ ngân hàng bán lẻ trên địa bàn. Luận văn đã hệ thống hóa lý thuyết về dịch vụ ngân hàng, chủ yếu là dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV Điện Biên, đánh giá được những mặt mạnh, hạn chế trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV và tổng kết được các nguyên nhân cần khắc phục. Từ đó, xây dựng được các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Điện . Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo… nội dụng của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Điện Biên. Chương 3: Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển tỉnh Điện Biên đến năm 2020. Trong chương 1, Luận văn trình bày cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, đưa ra khái niềm dịch vụ ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và sự tất yếu phát triển dịch vụ bán lẻ trong nền kinh tế. Trọng tâm của chương 1 là lý luận về phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ, luận văn nêu rõ quan điểm phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là sự gia tăng số lượng các dịch vụ bán lẻ, mở rộng thị trường bán lẻ, nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Trong chương này, luận văn cũng đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng thương mại như: quy mô và tốc độ tăng trưởng, mức độ gia tăng doanh số và thu nhập cho ngân hàng, sự gia tăng số lượng khách hàng và thị phần, số lượng dịch vụ và mức độ đa dạng hóa, hệ thống chi nhánh và kênh phân phối, mức độ đáp ứng nhu cầu khác hàng và giảm thiểu rủi ro,.... từ đó xác định các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ gồm các nhân tố chủ quan và khách quan như: chiến lược, định hướng phát triển của ngân hàng, năng lực cạnh tranh, nguồn nhân lực, số lượng kênh phân phối, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp, môi trường kinh tế xã hội, chính trị - pháp luật, sự phát triển của khoa học công nghệ, nhân tố khách hàng ... Trong chương 2, sau phần khái quát về sự hình thành và phát triển của chi nhánh cũng như tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh, khái quát về hoạt động kinh doanh của chi nhánh BIDV Điện Biên qua các năm, luận văn đi sâu vào nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh qua các năm 2012-2014 thông qua các nhóm sản phẩm sau: Về huy động vốn dân cư Thứ nhất về quy mô và tốc độ tăng trưởng, ta có thể thấy tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong huy động vốn của chi nhánh. Tính đến hết 31/12/2014 tiền gửi cá nhân tại chi nhánh là 946 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm 2013 và chiếm đến 66,8% trong tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2012 lợi nhuận thu được từ huy động vốn là 4,5 tỷ đồng nhưng đến năm 2014 lợi nhuận từ hoạt động này mang lại là 9,3 tỷ đồng cao gần gấp 2 lần so với năm 2012. Thứ hai về thị phần, hiện tại BIDV Điện Biên đứng thứ hai trên địa bàn tỉnh về quy mô huy động vốn khách hàng cá nhân, sau ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên. Thứ ba về cơ cấu huy động vốn, tốc độ tăng trưởng tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn khu vực KHCN tăng qua các năm lần lượt là 10% năm 2013/2012 và 32% năm 2014/2013. tốc độ tăng trưởng vốn huy động trung dài hạn có xu hướng giảm vào năm 2014, nguyên nhân do những bất ổn trong điều kiện kinh tế xã hội, tác động đến tâm lý người gửi tiền, người gửi tiền có xu hướng gửi ngắn hạn thay vì lựa chọn gửi trung, dài hạn như năm 2013. Do đặc thù về điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh, tiền đồng chiếm tỷ trọng lớn đối với cả loại có kỳ hạn cũng như không kỳ hạn. Lượng vốn huy động ngoại tệ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn, chỉ chiếm chưa đến 1%, lượng vốn huy động bằng vàng bằng không, do BIDV Điện Biên chưa triển khai tiết kiệm bằng vàng. Về tín dụng bán lẻ Thứ nhất về tốc độ tăng trưởng, mặc dù chịu ảnh hưởng bởi những biến động về kinh tế dẫn đến hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM gần như ngừng trệ nhưng dư nợ bán lẻ của BIDV Điện Biên tăng trưởng khá ổn định qua các năm. Năm 2013 dư nợ tăng 210 tỷ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: