Danh mục

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát triển quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn tập trung nghiên cứu những quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người (qua khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu ) và sự vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn xây dựng con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Triết học: Phát triển quan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt NamĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN-------------------------------LƢU THỊ HÀPHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌCCỦA C. MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜITRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌCCHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌCMã số: 60 22 80Hà Nội - 2008\ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN-------------------------------LƢU THỊ HÀPHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌCCỦA C. MÁC VÀ PH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜITRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAMLUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌCCHUYÊN NGÀNH TRIẾT HỌCMã số: 60.22.80Người hướng dẫn khoa học:TS. PHẠM VĂN CHUNGHà Nội - 2008\\MỤC LỤCTrangMỞ ĐẦUCHƢƠNG 1. NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA C.MÁC VÀPH.ĂNGGHEN VỀ CON NGƢỜI1.1. Một số quan điểm về con người trong lịch sử triết học trước11010chủ nghĩa Mác1.2. Những quan điểm cơ bản của C.Mác và Ph.Ăngghen về bản17chất con người và về phát triển con người1.3. So sánh quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen với một số quan35điểm của triết học phương Tây hiện đại về con ngườiCHƢƠNG 2. VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VÀ43PH.ĂNGHEN VỀ CON NGƢỜI TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚIỞ VIỆT NAM2.1. Khái lược quan điểm về con người trong cách mạng dân tộc -43dân chủ ở Việt Nam2.2. Những yêu cầu và nội dung phát triển quan điểm của C.Mác50và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệp đổi mới2.3. Một số vấn đề tiếp tục đặt ra trong phát triển quan điểm triết72học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con ngườiKẾT LUẬN80DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO83MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tàiTrong tiến trình phát triển lâu dài của lịch sử tư tưởng nhân loại, vấn đềcon người - trên những góc độ khác nhau - từ lâu đã trở thành đối tượng nghiêncứu của nhiều ngành khoa học. Trong hệ thống triết học cổ đại Hy Lạp, La Mã,Ấn Độ, Trung Quốc hay ở các hệ thống triết học cổ điển Đức , Anh, Pháp, ngườita đều có thể tìm thấy những quan điể m khác nhau về con người. Mỗi thời đạilịch sử lại đặt ra và giải quyết vấn đề này một cách khác nhau. Chính vì thế màvấn đề con người luôn là đề tài mới mẻ và sẽ không bao giờ kết thúc. Nền vănhoá văn minh của mọi thời đại sẽ góp thêm những “hạt” giá trị mới trong nhậnthức về con người.Các nhà triết học trước đây đã cố gắng tìm kiếm sự khác biệt cơ bản củacon người với các loài vật và đưa ra nhiều quan điể m khác nhau về con người .Trên cơ sở kế thừa một cách có chọn lọc, có phê phán tư tưởng của các bậc tiềnbối, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng một học thuyết độc đáo, khoa học vàđầy tính thuyết phục về con người. Cho đến nay, học thuyết đó vẫn còn nguyêngiá trị.Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng, nền văn minhnhân loại càng phát triển cao bao nhiêu thì người ta càng nhận thức rõ ràng, sâusắc về vai trò của con người bấy nhiêu. Vào những năm cuối thế kỷ XX, nhữngbiến động lớn lao trên các lĩnh vực của đời sống xã hội càng làm cho vấn đề conngười trở nên sôi động và bức xúc. Đặc biệt trong công cuộc đổi mới ở nước ta,con người trở thành mục tiêu chiến lược và việc nghiên cứu con người có ýnghĩa thời sự cấp bách.Với việc xây dựng quan niệm duy vật về lịch sử, các nhà sáng lập chủnghĩa Mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong quan điểm về con người và bảnchất con người, về mối quan hệ giữa con người, tự nhiên và xã hội, về vị trí vàvai trò của con người trong tiến trình phát triển lịch sử nhân loại. Kế thừa và vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác về vấn đề con người, Đảng Cộng sản Việt Nam doChủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, ngay từ khi ra đời đã giương cao ngọn cờ độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì sự phát triển tự do, toàn diện của mỗi cá nhân.Mục tiêu đó được thể hiện qua mỗi chặng đường lịch sử, tất cả là nhằm đem lại“ấm no, hạnh phúc” cho “mọi lớp người”. Để thực hiện mục đích đó, trong hệthống quan điểm, đường lối của mình, Đảng ta đã khẳng định: Con người là nhântố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, trong chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của nhiều quốc gia trên thế giới, con người được xác định lànguồn lực đặc biệt so với các nguồn lực khác. Ở nước ta, “chiến lược con người”đã được đặt ở vị trí trung tâm của mọi chiến lược, nhân tố con người được khẳngđịnh vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bởi vậy,muốn phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh nhất thiết phải hiểu rõ quan điể m của các nhà sánglập chủ nghĩa Mác về con người qua đó tiếp thu , kế thừa, vận dụng và phát triểncác quan điể m đó để đề ra đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn nhằmphát triển con người trong công cuộc đổi mới đất nước. Trong di sản của Máckhông ghi sẵn những câu trả lời, những giải đáp cho những vấn đề đặt ra của đờisống xã hội ngày nay, nhưng đã để lại cho hậu thế những tinh hoa giá trị vĩ đại,đó chính là nhận thức duy vật lịch sử về con người.Trên cơ sở nhận thức đúng đắn quan điểm của C.Mác và Ph .Ăngghen vềcon người từ đó thấy được sự kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo nhữngquan điểm đó trong sự phát triển con người hiện nay là vấn đề rất quan trọng gópphần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xâydựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do vậy, việc trở lại với quan niệmcủa C.Mác và Ph.Ăngghen về con người và phát triển quan niệm của các ông vềcon người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam là vấn đề vừa có ý nghĩa lý luậnvừa có ý nghĩa thực tiễn. Chính vì vậy mà chúng tôi chọn vấn đề “Phát triểnquan điểm triết học của C.Mác và Ph.Ăngghen về con người trong sự nghiệpđổi mới ở Việt Nam” làm đề tài luận văn của mình. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: