Danh mục

Trắc nghiệm lâm sàng nội thần kinh lần 1

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 222.21 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

tài liệu "Trắc nghiệm lâm sàng nội thần kinh lần 1" giới thiệu tới người đọc một số tình huống thường gặp trong điều trị thần kinh và các câu hỏi trắc nghiệm lâm sàng thần kinh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trắc nghiệm lâm sàng nội thần kinh lần 1TRẮC NGHIỆM LÂM SÀNG NỘI THẦN KINH LẦN 1 (2012 – 2013) - BV 115 Y2008ATừ câu 1 đến câu 4 – Tình huống sau đây:BN nam, 41 tuổi, nhập viện vì đột ngột lên cơn co giật nửa người bên (P). Vợ BN khai: BN có tiền căn chấnthương sọ não gây liệt nửa người (P) do tai nạn giao thông cách đây 3 năm, đã được điều trị phẫu thuật lấymáu tụ tại BV đa khoa tỉnh. Sau điều trị khoảng 6 tháng sức cơ nửa người (P) có hồi phục một phần. Ngày NV, BN lên cơn co giật khởi đầu ở mặt và tay bên (P), sau đó giật toàn bộ nửa người bên (P),cơn kéo dài khoảng 2 phút. BN được cho NV khoảng 8 giờ sau cơn co giật. Khám lúc NV phát hiện BNnằm nhắm mắt, gọi không mở mắt; khi kích thích đau bằng cách ấn cung mày, BN mở mắt, không nói đượcthành câu, chỉ rên ú ớ vài tiếng, và dùng tay bên (T) gạt tay người khám ra khỏi cung mày; BN không hiểulời nói và không lặp lại được; mờ nếp mũi má bên (P), yếu nửa người (P) sức cơ khoảng 3/5, PXGC tăngbên (P), Babinski (+) bên (P). 1. Trong bệnh sử, cần hỏi thêm triệu chứng gì để giúp phân loại cơn động kinh của BN này: a. Trong cơn có sùi bọt mép, có trợn mắt không b. Ý thức trong cơn và cơn có lan ra toàn thân hay không c. Trong và sau cơn có té chấn thương bộ phận nào ở cơ thể không d. Trong cơn đầu mắt xoay bên nào, và sau cơn có tiểu ra quần không 2. Điểm hôn mê Glasgow của BN này: a. 11 điểm b. 10 điểm c. 9 điểm d. 8 điểm 3. BN này có mất ngôn ngữ kiểu: a. Wernicke b. Dẫn truyền c. Toàn bộ d. Broca 4. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất của BN này là: a. Bao trong (T) b. Vỏ não (T) c. Vành tia (T) d. Gian não (T)Từ câu 5 đến câu 10 – Tình huống sau đây: BN nữ 49 tuổi có tiền căng THA; nhập viện vì đột ngột liệt nửa người (P). Bệnh khởi phát trước NVkhoảng 60 phút, và tiến triển từ lúc khởi phát đến khi liệt hoàn toàn nửa người (P) trong vòng khoảng 30phút. BN than đau đầu nhiều và nôn ói 2 lần trên đường NV. Khám thần kinh phát hiện: BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường; thị lực và thị trường bình thường. Đầuvà mắt BN có xu hướng nhìn sang (P). Khi yêu cầu BN nhìn ngang sang bên (P) thì cả 2 mắt của BN đềunhìn được; khi yêu cầu nhìn ngang sang (T) thì chỉ có mắt bên (P) nhìn được, còn mắt bên (T) không nhìnđược. BN mờ nếp mũi má bên (T), mắt bên (T) nhắm không kín, và mất nếp nhăn trán bên (T). Liệt nửangười (P) 0/5, phản xạ gân cơ giảm bên (P), Babinski (+) bên (P), cổ mềm, Kernig (-). HA lúc NV là190/100 mmHg. 5. Trong các dây vận nhãn, BN này bị tổn thương: a. Dây III (P) b. Dây III (T) c. Dây VI (P) d. Dây VI (T) 6. Đối với dây VII, BN này có: a. Liệt mặt bên (T) kiểu ngoại biên b. Liệt mặt bên (T) kiểu trung ương c. Liệt mặt bên (P) kiểu trung ương d. Liệt mặt bên (P) kiểu ngoại biên 7. Vị trí tổn thương nhiều khả năng nhất của BN này là: a. Cầu não (P) b. Cầu não (T) c. Trung não (P) d. Trung não (T) 8. Chẩn đoán nguyên nhân nhiều khả năng nhất của BN này là: a. Xuất huyết não b. Nhồi máu não c. U não d. Áp xe não 9. Cận lâm sàng nào sau đây được ưu tiên chọn lựa đầu tiên cho BN này: a. MRI não không tiêm cản từ b. MRI não có tiêm cản từ c. CT não có tiêm cản quang d. CT não không tiêm cản quang 10. Hướng xử trí huyết áp lúc NV cho BN này: a. Điều trị hạ áp ngay với thuốc hạ áp truyền TM b. Chờ chụp hình ảnh học rồi sẽ quyết định có điều trị hạ áp ngay hay không c. Điều trị ngay với Nifedipin (Chẹn Calci) dạng nhỏ dưới lưỡi d. Điều trị ngay với Captopril (ƯCMC) dạng nhỏ dưới lưỡi 11. Các thuốc sau đây có thể dùng trong điều trị hội chứng Guillain Barré, ngoại trừ: a. Dịch truyền b. Immunoglobulin đường TM c. Vitamin nhóm B d. CorticosteroidsTừ câu 12 đến câu 16 – Tình huống sau đây: Một BN nam, 76 tuổi, NV vì yếu 2 chi dưới. Bệnh trước NV khoảng 6 tháng, BN hay than đau vùngcổ gáy, đau có lúc lan dọc bờ ngoài cánh tay (P) xuống đến ngón tay cái bên (P). Ngày NV, BN đang đi lạitrong nhà, trượt chân té ngửa ra sau, đập vùng cổ gáy vào cạnh bàn. Sau té BN đau vùng cổ gáy lan tay (P)nhiều hơn, yếu 2 chi dưới, không tự đi lại được, và được cho nhập Bv 115. Khám lúc NV phát hiện BN tỉnh, ngôn ngữ bình thường, không liệt dây sọ, yếu 2 chi dưới sức cơ1/5, giảm toàn bộ cảm giác nông và sâu từ trên vú trở xuống, PXGC (-) ở 2 chi dưới, Babinski (+) 2 bên,BN bí tiểu, cầu bàng quang (+), và được đặt thông tiểu lưu tại cấp cứu Bv 115. Sưng bầm nhẹ vùng cổ gáy. 12. Triệu chứng đau lan tay (P) của BN này: a. Đau rễ C5 – C6 b. Đau rễ C3 – C4 ...

Tài liệu được xem nhiều: