Danh mục

Trích đoạn Trông bốn bể

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 126.59 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đoạn thơ dài 16 câu nói lên nỗi đợi chờ trông ngóng đến mòn mỏi của nàng chinh phụ trong những năm dài chồng đi chinh chiến miền xa. Cứ 4 câu là một cảnh cũng là một nét của nỗi lòng trông ngóng đợi chờ. Mỗi cảnh là một phương hướng, trong một mùa. Có nam, bắc, đông, tây. Có xuân, hạ, thu, đông. Bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, cấu trúc cân xứng, qui phạm theo "tứ bình". a. Mùa xuân đến, người vợ trẻ "trông bến nam", chỉ thấy một màu xanh của "cỏ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Trích đoạn "Trông bốn bể" Trích đoạn Trông bốn bể 1. Đoạn thơ dài 16 câu nói lên nỗi đợi chờ trông ngóng đến mòn mỏi củanàng chinh phụ trong những năm dài chồng đi chinh chiến miền xa. Cứ 4câu là một cảnh cũng là một nét của nỗi lòng trông ngóng đợi chờ. Mỗi cảnhlà một phương hướng, trong một mùa. Có nam, bắc, đông, tây. Có xuân, hạ,thu, đông. Bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng, cấu trúc cân xứng, qui phạmtheo tứ bình. a. Mùa xuân đến, người vợ trẻ trông bến nam, chỉ thấy một màu xanhcủa cỏ biếc um, của dâu mướt mà thôi. Thấy nhà thôn chông chênh xagần mấy xóm, thấy đàn cò đậu trước ghềnh chiều hôm. Sắc của cỏ, dâu thìmơn mởn. Cảnh đàn cò kết bầy kết đôi. Ngoại cảnh ấy gợị lên trong lòngnàng chinh phụ còn trẻ nhiều khao khát, mong đợi. Tủi cho thân phận côđơn. b. Mùa hè đến nàng trông đường bắc nhìn xa chỉ thấy rườm rà cây ngấtnúi non, mịt mù: trông gần chỉ thấy đôi chòm quan khách cũng gợi tả nỗibuồn lẻ loi đơn chiếc. Câu thơ Lúa thành thoi thóp bên cồn cũng mượnngoại cảnh ngọn lúa bay rập rờn trước gió bên bờ thành để đặc tả nỗi ám ảnhbuồn thương tiêu điều của nàng chinh phụ. Nàng chợt nghe thấy tiếng sáongọc ngân lên véo von, dồn dập. Cũng là âm thanh gợi nhớ, gợi thương, nãonùng thê thiết! Lúa thành thoi thóp bên cồn Nghe thôi ngọc địch véo von trên lầu. c. Mùa thu đến nhìn về phương đông, nàng thấy lá rụng chất đống tàn tạbuồn thương. Trĩ từng đôi xập xoè, khóm mai bẻ bai uốn lượn. Câu thơTrĩ xập xoè, mai cũng bẻ bai là một nét vẽ tương phản đầy ấn tượng. Cỏhoa, chim chóc được sánh đôi múa lượn còn nàng thì gối chiếc chăn đơn.Nàng càng thêm sầu tủi, cô đơn lẻ loi hơn bao giờ hết khi nghe tiếng nhạclạc bầy kêu lên trong màn sương khói mịt mù: Khói mù nghi ngút ngàn khơi, Con chim bạt gió lạc loài kêu sương. Ngọn gió thu lạnh thổi bạc cánh nhạc lạc bầy. Và đó cũng là bão táp chiếntranh làm cho những lứa đôi trở nên lẻ loi, đơn chiếc, lạnh lùng. Nàng chinhphụ còn thổn thức thương mình bao nhiêu lại thương chồng nơi ải xa trongdãi dầu sương tuyết bấy nhiêu. d. Mùa đông đến, nàng lại nhìn về phương tây, nhìn về Lũng Tây bãichiến trường núi xương, sông máu... Nàng chỉ nhìn thấy sông nước mịt mù,ngàn thông, rừng lau trùng điệp. Cánh nhạn và bóng người thấp thoáng làhai nét vẽ đầy ấn tượng. Nhìn cánh nhạn, cô phụ ngỡ là cánh nhạn đưa thư.Nhìn về phía bên ghềnh, thấy thấp thoáng người đâu đi về, chinh phụtưởng là người chồng thân yêu từ chiến trường xa trở về.... Nhớ quá, thươngnhiều, đợi chờ, mòn mỏi, nên chinh phụ mới cảm nhận hư ảo ấy. Hy vọnglắm nên càng thất vọng nhiều. Càng thất vọng lại càng sầu tủi! Ngàn thông chen chúc khóm lau, Cách ghềnh thấp thoáng người đâu đi về. 2. Nét đặc sắc nghệ thuật a. Màu sắc cổ diển: Cảnh vật mang tính ước lệ tựơng trưng (ngọc địch,mai, trĩ, nhạn, thuyền câu, thông, lau, Lũng Tây, bóng người....), cấu trúccân xứng: Xuân, hạ, thu, đông; nam, bắc, đông, tây. Lối diễn đạt cũng hàihoà cân xứng: ...Trông bến nam... ...Trông đường bắc... ...Non đông thấy... ...Lũng tây thấy... b. Tả cảnh ngụ tình đặc sắc, điêu luyện. Thi sĩ mượn ngoại cảnh 4 phươngtrời, 4 mùa xuân, hạ, thu, đông; lấy cỏ, dâu, lúa, thông, lau, bãi, núi, sông,ghềnh; lấy khói mù, sương gió, lấy đàn cò, chim trĩ, chim nhạn, v.v... bấynhiêu nét vẽ ngoại cảnh đều góp phần đặc tả tâm cảnh, khắc hoạ nhữmg biếnthái, những rung động trong tâm hồn, những nhớ mong thương nhớ, đợi chờ,cô đơn, hy vọmg để rồi thất vọng thêm sầu tủi... c. Ngôn ngữ thơ giàu hình tượng và biểu cảm. Các từ chỉ màu sắc (cỏ biếcum dâu mướt màu xanh.... Khói mù nghi ngút ngàn khơi...), các từ láy tượngthanh tượng hình (chông chênh, rườm rà, thoi thót, véo von, xập xoè, bẻ bai,nghi ngút, chen chúc, thấp thoáng) được thi sĩ vận dụng rất thần tình, chothấy bút pháp điêu luyện, sự giàu có về từ ngữ sự phong phú về trí tưởngtượng tuyệt vời. Đến bản dịch Chinh phụ ngâm, ngôn ngữ dân tộc trở nêntrong sáng, mềm mại, giàu có và đẹp đẽ vô cùng. d. Vần điệu, âm điệu, nhạc điệu Thơ song thất lục bát còn gọi là song thất, một điệu ngâm, một thể thơ dântộc giàu có về vần điệu, âm điệu, nhạc điệu. Trong 4 câu thơ song thất lụcbát có đến 7 tiếng, để gieo vần, vừa có vần chân, vừa có vần lưng, vừa cóvần bằng, vừa có vần trắc, tạo nên điệu ngâm du dương, réo rắt, trầm bổng,đọc lên nghe rất thú vị (xem các từ in nghiêng, đọc đúng trọng âm các từgieo vần). Sự phối hợp giữa nhịp lẻ và nhịp chẵn ở câu 7 và câu lục bát làmcho âm điệu thơ, giai điệu thơ biến hoá đa thành, phức điệu. 3. Kết luận Đoạn thơ Trông bốn bề giúp ta cảm nhận vẻ đẹp văn chương qua bútpháp tả cảnh ngụ tình và sử dụng ngôn ngữ dân tộc. Bút pháp điêu luyện, thơgiàu cảm xúc, giàu hình tượng. Lấy thời gian 4 mùa, lấy không gian 4phương trời để tả tâm trạng nhân vật trữ tình, dịch giả đã làm nổi bật nỗimong nhớ đợi chờ chồng ...

Tài liệu được xem nhiều: