Tự cứu mình, doanh nghiệp 'xoay xở' bằng nghề tay trái
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tự cứu mình, doanh nghiệp “xoay xở“ bằng nghề tay trái Tự cứu mình, doanh nghiệp “xoay xở“ bằng nghề tay trái Theo các chuyên gia, đây là một động thái tất yếu, và không ít doanh nghiệp đã thoát nguy nhờ đó. Tuy nhiên, nhiều cảnh báo cũng được đưa ra cho xu hướng kinh doanh “nhảy cóc” theo thị trường của doanh nghiệp. Vui buồn nghề tay trái của doanh nghiệp Có lẽ chưa thời điểm nào doanh nghiệp rơi vào tình trạng bấp bênh hàng lọat như trong thời điểm này. Sự đình đốn xuất hiện từ cả những doanh nghiệp “đại gia” vốn được coi là vững vàng cho đến doanh nghiệp vừa và nhỏ, cả các doanh nghiệp gia đình hay cửa hàng bán lẻ. Những con số nợ “khủng” đ ược đưa ra khiến nhiều người choáng váng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất phải tạm ngưng một số dây chuyền, nhà máy án binh bất động, mà có lẽ, “thê thảm” nhất phải kể đến những doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản và các ngành nghề liên quan. Giải trình nguyên nhân lỗ 104 tỉ đồng vào quý 4-2011, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (QCG) cho biết là do chi phí lãi vay quá cao. Cụ thể, so với cùng kỳ, chi phí lãi vay của doanh nghiệp này đã tăng hơn 100 tỉ đồng. TPHCM có gần 100 sàn giao dịch Bất động sản được cấp phép hoạt động. Có thời kì, người ta chứng kiến sự thịnh vượng của các sàn này, mỗi buổi sáng, dân chứng khoán, cò tấp nập, thậm chí các dịch vụ ăn theo như giữ xe, nước giải khát cũng “ăn nên làm ra”. Đến nay, các “sàn” này rơi vào tình trạng cực kì hiu quanh, các dịch vụ nọ cũng chuyển đi tìm địa điểm khác làm ăn. Nhiều “sàn” hiện treo bảng “cho thuê mặt bằng” hoặc đã chuyển sang kinh doanh ngành nghề khác. Đường Trần Não, quận 2 từng là một trung tâm bất động sản cực kì sôi động với vài chục công ty BĐS trải dài trên một con đường thì nay, chỉ còn vài công ty trụ lại, làm ăn ngắc ngoải. P.T.T, giám đốc công ty BĐS An Hòa.P., vốn là con trai một “đại gia” ở Bình Thuận, lập công ty BĐS ngay thời cực thịnh, muốn chứng minh cho gia đình thấy khả năng tự lập của mình. Được một năm, kinh tế rơi vào khủng hoảng, T. gắng gượng thêm năm nữa, cuối cùng đanh buông xuôi, chấp nhận trở về quản lý khu resort cho gia đình. Cùng với BĐS, ngành xây dựng cũng trong tình trạng ngắc ngoải. Từ các công ty xây dựng cho đến cửa hàng trang trí nội thất, vật liệu xây dựng doanh số đều sụt giảm nghiêm trọng. Nguyễn Minh T. , ông chủ trẻ của Công ty xây dựng Minh T., Thủ Đức. Thời kì kinh tế ổn định, doanh nghiệp của anh ăn nên làm ra, nhận thầu được rất nhiều công trình lớn khu vực Thủ Đức, quận 9. Anh T. kể, thời điểm hưng thịnh, anh hầu như không nhận công trình nhà ở thông thường mà chỉ nhận công trình lớn. Thời điểm đó anh cũng mạnh tay thuê một trụ sở 4 tầng nằm trên một con đường lớn để tiện giao dịch. Đến nay, hợp đồng thuê mặt bằng chưa hết hạn, làm ăn khó khăn, anh đành cho một công ty vận chuyển thuê lại hai tầng, còn mình thì giảm nhân viên, cầm cự với những công trình xây dựng nhà ở thông thường. “Ngay cả nhà dân năm nay người ta cũng chẳng thèm xây cho, có khi cả tháng chẳng nhận được cái nào. Mình đang dự tính cho vợ nghỉ làm việc tại công ty mình, ra kinh doanh ăn uống kiếm thêm”, anh T. chia sẻ thật lòng. Một giám đốc khác, ông Lê Ngọc Tú của công ty BĐS B ình Dân, gần đây thấy trở thành… ông chủ quán ăn. Ông chia sẻ, vì muốn duy trì công ty BĐS nên phải xoay sở tay trái lấy tiền nuôi quân chờ thời. Về phía các doanh nghiệp dệt may, tình hình cũng không khá khẩm gì hơn. Trước đây, thông thường là các DN dệt may đã có sẵn đơn đặt hàng của năm sau tới từ quý 3 của năm nay. Thế nhưng, theo thổ lộ của nhiều DN, đến hết quý 1 năm nay, vẫn chưa có đơn đặt hàng của quý 2, quý 3 chứ nói gì đến sang năm. Ông Nguyễn Đức Hiếu, chủ doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Anh Em, quận Bình Chánh cho biết, từ năm ngoái đến năm nay các x ưởng của công ty rơi vào tình trạng “trùm mềm” vì hòan tòan không có đơn đặt hàng. Năm ngoái, công ty còn bị quỵt một số tiền nợ lớn do đối tác phá sản. Đỡ “thê thảm” hơn, xưởng may mặc của gia đình anh Lê Văn Tấn ở khu Bàu Cát, Tân Bình, sau khi bị đứt đơn đặt hàng may gia công quần áo công nhân cho nhiều khu công nghiệp, đã chuyển sang may khẩu trang, quần áo chống nắng đồng thời thu ê ki ốt để tự tiêu thụ các mặt hàng này. “Không bằng hồi xưa nhưng cũng có đồng ra, đồng vào nuôi sống cả nhà ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp cần lưu ý điều doanh nghiệp cần biết kinh nghiệm kinh doanh kinh doanh tiếp thị internet marketing marketing trong kinh doanhTài liệu cùng danh mục:
-
45 trang 471 3 0
-
Nghiên cứu về sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ của GS25 tại thành phố Hồ Chí Minh
5 trang 342 7 0 -
Sử dụng vốn đầu tư hiệu quả: Nhìn từ Hàn Quốc
8 trang 317 0 0 -
44 trang 313 2 0
-
Luận văn: Nghiên cứu văn hóa Ấn Độ
74 trang 192 0 0 -
Phần 3: Các công cụ cơ bản trong máy tính và truyền thông
14 trang 167 0 0 -
115 trang 166 2 0
-
Cuộc chiến Phân kỳ - Tích hợp nhiều tranh cãi bậc nhất trong giới marketing
3 trang 148 0 0 -
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh: Chương 3 - Huỳnh Huy Hạnh
9 trang 133 0 0 -
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp Việt Nam
12 trang 117 0 0
Tài liệu mới:
-
17 trang 0 0 0
-
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 môn Ngữ văn (Chuyên) năm 2024-2025 - Sở GD&ĐT Ninh Bình
7 trang 0 0 0 -
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Quốc Trinh, Hà Nội
34 trang 0 0 0 -
23 trang 0 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
145 trang 0 0 0 -
118 trang 0 0 0
-
27 trang 0 0 0
-
Bài giảng môn học Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý – Trần Thanh
91 trang 1 0 0 -
Bài giảng môn học Cơ sở dữ liệu - Chu Thị Minh Hải
75 trang 1 0 0 -
Bài giảng Hệ thống nhúng - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
122 trang 0 0 0