Từ lý thuyết tín hiệu giải mã bài thơ lá diêu bông của Hoàng Cầm
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Từ lý thuyết tín hiệu giải mã bài thơ lá diêu bông của Hoàng Cầm TỪ LÝ THUYẾT TÍN HIỆU GIẢI MÃ BÀI THƠ LÁ DIÊU BÔNG CỦA HOÀNG CẦM HỒ VĂN HẢI(*) TÓM TẮT Có nhiều cách để giải mã tác phẩm nghệ thuật. Trong đó có một số cách giải mã lâu nay dùng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Trước thực tế đó, chúng tôi đưa ra một phương pháp mới đó là giải mã tác phẩm nghệ thuật từ phương diện mô hình nghệ thuật. Mô hình nghệ thuật là hình ảnh của tư duy nghệ thuật. Nó chính là cái cốt lõi của tác phẩm. ABSTRACT There are a lot of methods to describe the work of art. However, some of them have certain weaknesses. For this reason, we propose a new method called a form of art which can solve well the problems. Form of art is the image of art reflection. It is the essence of an art work 1. TÁC PHẨM NGHỆ THUẬT VÀ MÔ HÌNH NGHỆ THUẬT 1.1. Khi sự cảm nhận chủ quan, chung chung, từ bên ngoài đối với tác phẩm nghệ thuật ngôn từ tỏ ra không chính xác hoặc thiếu sức thuyết phục, người ta phải tìm đến một cơ sở lí luận tin cậy hơn: Mô hình nghệ thuật. Nếu xem tác phẩm nghệ thuật là một tín hiệu nghệ thuật thì mô hình nghệ thuật chính là hình thức của tín hiệu đó. Hai mặt cấu thành hình thức – nội dung trong một tín hiệu quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, muốn nắm được nội dung một cách chính xác, trước hết cần phải xác định đúng hình thức của nó. Mô hình nghệ thuật bao gồm nhiều tiểu hệ thống lồng vào nhau: mô hình cấu trúc hình tượng; mô hình cấu trúc chủ đề; mô hình cấu trúc sự kiện; mô hình cấu trúc nhân vật; mô hình cấu trúc ngôn ngữ v.v. Từ cái nhìn nội tại, tác phẩm được xem như một thể thống nhất của các yếu tố cấu thành. Mỗi một lát cắt (bình diện, góc độ) thu được một thiết diện. Kết hợp các góc nhìn sẽ cho ta một đáp số gần đúng về đối tượng. 1.2. Nghiên cứu thi ca trong một thời gian dài đã có được những thành tựu nhất định nhưng cũng phải thừa nhận rằng những thành tựu về lí thuyết (vốn là những nguyên lí có tính chất mở đường) lại không có được những đột phá mới. Cách tiếp cận truyền thống là nhắm vào chủ đề tư tưởng (giá trị biểu đạt ý nghĩa tổng thể) hoặc những chi tiết nổi trội (thường là từ ngữ, hình ảnh hoặc dòng thơ). Cách tiếp cận này tỏ ra đơn giản nhưng dễ rơi vào tình trạng sơ sài, nếu lạm dụng quá sẽ sa vào tán tụng. Bài thơ đọc lên thoạt tiên thấy bình thường, qua sự đại ngôn của người bình bỗng chốc trở nên nổi tiếng. Điều này rất nguy hại cho cả quá trình sáng tác lẫn tiếp nhận thơ. Cách tiếp cận mới có độ tin cậy cao hơn được tiến hành theo nguyên lí thực chứng dưới ánh sáng của lý thuyết tín hiệu. Dụng cụ đặc dụng để mổ xẻ tác phẩm nghệ thuật phải dựa trên những nguyên tắc nghệ thuật. Điểm nhìn của mô hình nghệ thuật có thể là một lối tiếp cận khá hiệu quả. 2. GIẢI MÃ BÀI THƠ LÁ DIÊU BÔNG TỪ MÔ HÌNH NGHỆ THUẬT 2.1. Lá diêu bông là một kiệt tác thi ca, một viên ngọc quý lộ ra từ sự phong hóa của thời gian. Sự kiếm tìm lễ vật cầu hôn bền bỉ của Em qua bao ngày dù Chị một mực khước từ đã ám ảnh TS, Khoa Sư phạm Khoa học xã hội, Trường Đại học Sài Gòn (*) biết bao thế hệ độc giả. Bài thơ có một số phận nghiệt ngã vì một thời đã đồng nhất cái lá kì lạ trong thế giới nghệ thuật của Hoàng Cầm với một mô hình xã hội đang được xây dựng. May thay, nó đã không bị thất lạc, chìm lấp trong vô số những vật dụng mà nhân sinh đã vô tình hay hữu ý bỏ lại. Bài thơ hấp dẫn người đọc bởi tính xung đột của nó. Kịch tính đi ra từ sự đối nghịch về hành động của hai con người. Sự đối lập ấy là biểu hiện sinh động của một tư duy nghệ thuật độc đáo đã được định hình và vật chất hóa trong thi phẩm. Các hình ảnh, biểu tượng cũng đi theo hai mạch đối xứng tương phản nhau được đặt trong một quá trình phát triển liên tục. Hoàng Cầm đã khéo tay sắp đặt đến mức khiến cho nhiều nhà thông thái giật mình tự hỏi: Lá diêu bông là loại lá gì vậy? Sao lâu nay mình lại không biết? Thực ra cái sự vật rất đỗi mơ hồ và kì lạ này là cái túi khôn giúp nhà thơ cất giấu những thứ mà người ta rất khó đoán trước. Điều này đã làm tăng thêm tính kì bí, hấp dẫn cho bài thơ. Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều Cuống giạ Chỉ bảo Đứa nào tìm được lá diêu bông Từ nay ta gọi là chồng Hai ngày Em tìm thấy lá Chị chau mày Đâu phải lá diêu bông Mùa đông sau Em tìm thấy lá Chị lắc đầu Trông nắng vãn bên sông Ngày cưới Chị Em tìm thấy lá Ch ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Lý thuyết tín hiệu Giải mã bài thơ lá diêu bông Nhà thơ Hoàng Cầm Tư duy nghệ thuật Mô hình nghệ thuậtGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khóa luận tốt nghiệp Văn học: Những vẻ đẹp trong thơ Hoàng Cầm
89 trang 51 0 0 -
Giáo trình Tư duy thơ hiện đại Việt Nam: Phần 1
173 trang 49 0 0 -
41 trang 45 0 0
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thơ Trần Đăng Khoa dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật
110 trang 35 0 0 -
Bài giảng Truyền thông số: Phần 1
46 trang 31 0 0 -
Đề tài tình yêu trong thơ Việt Nam 1975-1985
14 trang 30 0 0 -
Nghiên cứu cơ sở triết học của văn hóa nghệ thuật Việt Nam: Phần 1 - GS.TS. Đỗ Huy (Chủ biên)
206 trang 28 0 0 -
68 trang 26 0 0
-
8 trang 25 0 0
-
Dạy học điển cố trong tác phẩm văn học trung đại ở trường phổ thông
4 trang 24 0 0 -
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thể thơ tự do trong thơ trữ tình Việt Nam 1975-2000
72 trang 24 0 0 -
Giáo trình lý thuyết tín hiệu và truyền tin
73 trang 23 0 0 -
Murakami quan niệm về nghệ thuật tự sự
5 trang 22 0 0 -
12 trang 21 0 0
-
4 trang 21 0 0
-
23 trang 21 0 0
-
Những đối thoại đa chiều trong tiểu thuyết về đề tài nông thôn đầu thế kỷ XXI
10 trang 21 0 0 -
Tổng mục lục Tạp chí Nghiên cứu Văn học năm 2020
7 trang 20 0 0 -
Đề thi môn Lý thuyết tín hiệu - Đề 1
3 trang 20 0 0 -
Khung lí thuyết hình thái tính chủ thể và sự sinh thành bản mệnh văn chương
5 trang 19 2 0