Vai trò gắn kết nghiên cứu khoa học giữa đại học và doanh nghiệp
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò gắn kết nghiên cứu khoa học giữa đại học và doanh nghiệp VAI TRÒ GẮN KẾT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIỮA ĐẠI HỌC VÀ DOANH NGHIỆP Thái Thị Ngọc Lý Khoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Tài chính –Marketing Email: thaithingocly@ufm.edu.vn Tóm tắt: Một trong những điều quan tâm của chính phủ, các trường đại học và cao đẳng làviệc nghiên cứu khoa học trong sinh viên gắn liền với nhu cầu xã hội. Dựa trên việc phân tích ưuđiểm và hạn chế của việc nghiên cứu khoa học sinh viên tại các trường đại học nói chung và trườngđại học Tài chính Marketing nói riêng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nghiêncứu khoa học cho sinh viên mà có sự hỗ trợ từ các doanh nghiệp. Từ khóa: nghiên cứu khoa học, nghiên cứu khoa học sinh viên, gắn kết đào tạo với doanhnghiệp1. MỞ ĐẦU Với sự phát triển của công nghệ ngày càng mạnh, cuộc cách mạng 4.0 càng ngày càngphổ biển, điều đó là thách thức lớn đối với các trường đại học. Vai trò chủ chốt của cáctrường đại học là cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Để có được nguồnnhân lực chất lượng cao, ngoài việc đào tạo chuyên môn có tay nghề giỏi còn cần có côngtác hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho sinh viên ở trình độ cao. Điều 39, Khoản 2, LuậtGiáo dục Đại học xác định tầm quan trọng của việc gắn kết doanh nghiệp trong giáo dụcnghề nghiệp, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách vềtăng cường hoạt động đào tạo gắn kết với doanh nghiệp. Theo chủ trương của Đảng, Nhà nước về thúc đẩy doanh nghiệp tham gia hoạt độngtrong giáo dục. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (năm 2011) của Đảng đãxác định: “Đẩy mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu phát triển của xã hội; có cơ chế và chínhsách thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với cơ sở đào tạo”. Nghị quyếtĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (năm 2016) của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “…Đẩymạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp… Tăng cường quản lý nhà nước vềnguồn nhân lực, gắn kết cung-cầu”. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII(năm 2021) của Đảng đề ra “Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng mạnh mẽ thànhtựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chútrọng một số ngành, lĩnh vực trọng điểm” [5]. Trong những năm gần đây, sự đồng hành củadoanh nghiệp với các trường đại học đang tăng về qui mô và chất lượng. Trong sự liên kết 67này, có vấn đề đặt ra làm sao đẩy mạnh được kết quả đào tạo vào hiện thực của các doanhnghiệp ngay khi sinh viên tốt nghiệp mang lại lợi ích tối đa cho cả doanh nghiệp và sinhviên. Công tác này cần được thực hiện thông qua việc kết nối giữa doanh nghiệp và trườngđại học, cao đẳng trong nghiên cứu khoa học của sinh viên. Bài tham luận này sẽ trình bàyý kiến cá nhân của tác giả về lợi ích của sinh viên và doanh nghiệp, thực trạng trong nghiêncứu khoa học của sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng từ đó đưa ra các đề xuất giảipháp thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong sinh viên dưới sự hỗ trợ từ doanh nghiệp.2. LỢI ÍCH CỦA SINH VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Để thực hiện công tác liên kết giữa các bên cần phải biết được lợi ích đạt được chomỗi bên là như thế nào.2.1. Lợi ích của sinh viên trong công tác nghiên cứu khoa học đặt trong bối cảnh liên kết giữa trường đại học và doanh nghiệp Hầu hết các trường đại học đang khuyến khích sinh viên tham gia nghiên cứu khoahọc nên sinh viên có được rất nhiều lợi ích từ hoạt động chủ yểu tập hợp thành hai kỹ năngchính là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Kỹ năng thứ nhất, kỹ năng cứng được mô tả như là kỹ năng về kiến thức chuyên mônvà kỹ năng nghiên cứu khoa học. Tham gia công tác nghiên cứu khoa học yêu cầu ngườinghiên cứu phải liên tục cập nhật kiến thức và tri thức thông qua việc tìm kiếm và đọc thêmnhiều tài liệu liên quan cần thiết. Đó là quá trình làm cho kiến thức chuyên môn của sinhviên ngày càng hoàn thiện và nâng cao. Hành trình nghiên cứu còn giúp cho sinh viên tìmra định hướng nghiên cứu và làm việc của mình trong tương lai rõ ràng hơn. Kỹ năng thứ hai, kỹ năng mềm được mô tả như là kỹ năng tư duy phản biện, kỹ năngquản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng làm việc với các giáo viên hướng dẫn,kỹ năng đọc tài liệu, trích lọc thông tin, kỹ năng ngoại ngữ, tin học … của sinh viên ngàycàng tăng lên. Điều này vô cùng có ích cho việc học và làm việc sau này của sinh viên.Trong tất cả kỹ năng mềm, kỹ năng tư duy phản biện là quan trọng nhất vì rèn cho sinh viênsuy nghĩ vấn đề độc lập ở nhiều khía cạnh từ đó có thể hiểu sự vật, sự việc toàn diện nhất. Khi gắn kết nghiên cứu khoa học với doanh nghiệp thì sinh viên sẽ có được nhữngthuận ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo khoa học Hội thảo Khoa học Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp Nghiên cứu khoa học Nghiên cứu khoa học sinh viên Gắn kết đào tạo với doanh nghiệp Quản lý nhà nước về nguồn nhân lựcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài nghiên cứu khoa học: Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
80 trang 1554 4 0 -
9 trang 592 5 0
-
Tiểu luận: Phương pháp Nghiên cứu Khoa học trong kinh doanh
27 trang 497 0 0 -
57 trang 342 0 0
-
33 trang 333 0 0
-
Yếu tố nhận diện người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự
11 trang 319 0 0 -
197 trang 275 0 0
-
Cách tính nhanh giá trị riêng của ma trận vuông cấp 2 và cấp 3
4 trang 274 0 0 -
Tiểu luận môn Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học Thiên văn vô tuyến
105 trang 273 0 0 -
95 trang 270 1 0
-
Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh
82 trang 269 0 0 -
Một số vấn đề về chuyển đổi số và ứng dụng trong doanh nghiệp
11 trang 262 0 0 -
Thiết kế một số trò chơi học tập nhằm phát triển vốn từ tiếng Anh cho trẻ 5 - 6 tuổi
9 trang 253 2 0 -
29 trang 230 0 0
-
Quản lý dữ liệu thông tin người hưởng bảo hiểm xã hội
6 trang 224 0 0 -
Thuật toán khai phá tập mục thường xuyên trong cơ sở dữ liệu lớn thông qua mẫu đại diện
11 trang 223 0 0 -
Tóm tắt luận án tiến sỹ Một số vấn đề tối ưu hóa và nâng cao hiệu quả trong xử lý thông tin hình ảnh
28 trang 223 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Phương pháp nhận diện biển số xe ô tô sử dụng học máy và thư viện OpenCV
6 trang 210 0 0 -
11 trang 205 0 0