Danh mục

Vấn đề quốc tịch trong tư pháp quốc tế

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 200.75 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết với nội dung chính: Phần một giới thiệu về bối cảnh Đông Dương trong thời kỳ thuộc địa của Pháp. Phần hai tập trung trình bày về Hiệp định Pháp-Việt ngày 16 tháng 8 năm 1955. Hiệp định này giải quyết vấn đề quốc tịch nảy sinh sau khi Việt Nam giành được độc lập và đặc biệt là kể từ năm 1949. Phần ba trình bày về tình hình hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vấn đề quốc tịch trong tư pháp quốc tế134 VẤN ĐỀ QUỐC TỊCH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ DELPHINE ARNOUD Phòng quốc tịch, Vụ dân sự và ấn tín Bộ Tư pháp, Cộng hòa PhápHội thảo là dịp để đề cập đến một số vấn đề thực tiễn về quan hệ nhân thân có yếu tốnước ngoài.Do vậy, trong bài phát biểu của mình, tôi xin trình bày về một trong các yếu tố liênquan đến nhân thân, đó là: Quốc tịch.Cụ thể hơn, tôi xin được trình bày về những khó khăn thực tế mà các công dân củaViệt Nam, Campuchia, Lào và Pháp gặp phải trong lĩnh vực quốc tịch.Sau đây, tôi xin được trích dẫn một đoạn trong cuốn sách Người Pháp là gì? của nhàchính trị học Patrick WEIL, chuyên gia nghiên cứu về chính sách nhập cư và quốc tịch,thay cho phần mở đầu của bài phát biểu. Thực vậy, Patrick WEIL đã bắt đầu cuốn sáchbằng một loạt các câu hỏi sau:Cơ sở nào để xác định một người là công dân Pháp? Bởi vì người đó sinh ra tại Pháp?Bởi vì người đó có cha, mẹ hoặc tổ tiên là người Pháp? Làm thế nào để cha, mẹ hoặctổ tiên của người đó trở thành người Pháp? Liệu có phải họ cũng sinh tại Pháp? Cũngcó cha, mẹ, tổ tiên là người Pháp? Kết hôn với một người Pháp? Hay họ đã được nhậpquốc tịch Pháp? Người Pháp là gì?Ngày nay, những câu hỏi này thường xuyên được đặt ra đối với những người Pháp khihọ phải gia hạn thẻ căn cước: Bởi vì chỉ đến khi ấy, họ mới nhận ra rằng mình khôngthể chứng minh được quốc tịch Pháp.Thực vậy, qua đây, chúng ta có thể thấy rằng chứng minh một quốc tịch không phải làđiều đơn giản, nhất là khi nhân thân của người có liên quan có gắn với yếu tố nướcngoài.Trước hết, tôi xin lưu ý rằng trong đa số trường hợp, quốc tịch Pháp được xác lập kể từthời điểm một người sinh ra: khi đó, quốc tịch được xác lập là quốc tịch gốc.Tuy nhiên, pháp luật cũng cho phép người nước ngoài được nhập quốc tịch Pháp: trongtrường hợp này, quốc tịch Pháp được xác lập sau sinh, trên cơ sở tuyên bố nhập quốctịch (do kết hôn với công dân Pháp…) hoặc nhập quốc tịch theo quyết định của cơquan có thẩm quyền hoặc đương nhiên nhập quốc tịch khi đến tuổi thành niên do sinhra và cư trú tại Pháp.Ngoài ra, pháp luật Pháp quy định đương sự có nghĩa vụ chứng minh quốc tịch Phápnếu không có giấy chứng nhận quốc tịch.Trong trường hợp được hưởng quốc tịch theo thủ tục tuyên bố nhập quốc tịch, giấy tờchứng minh đã có sẵn và đương sự có nghĩa vụ trình bản sao tuyên bố nhập quốc tịchđã được đăng ký hoặc bản sao giấy khai sinh có chú thích về việc hưởng quốc tịchPháp. Nếu không có các giấy tờ này, đương sự phải trình giấy xác nhận của cơ quan cóthẩm quyền trực tiếp tiến hành đăng ký tuyên bố nhập quốc tịch.Bản dịch của Nhà Pháp luật Việt - Pháp 135Trong trường hợp nhập quốc tịch50 hoặc trở lại quốc tịch51 theo quyết định của cơ quancó thẩm quyền, chứng cứ chứng minh là Công báo có đăng quyết định đó. Nếu khôngcó được chứng cứ này, đương sự phải trình giấy xác nhận của Bộ có thẩm quyền hoặcbản sao giấy khai sinh có chú thích về việc nhập quốc tịch Pháp theo quyết định củacơ quan có thẩm quyền.Ngược lại, nếu quốc tịch Pháp là quốc tịch gốc, thì việc xác định quốc tịch gốc dựa trênhai nguyên tắc: ƒ Nguyên tắc huyết thống (jus sanguinis) ƒ và nguyên tắc nơi sinh (jus soli)Theo quy định pháp luật Pháp, một người được hưởng quốc tịch Pháp khi có từ hai thếhệ sinh ra trên lãnh thổ Pháp. Giấy tờ chứng minh trong trường hợp này là giấy khaisinh.Ngược lại, nếu một người được hưởng quốc tịch Pháp từ khi sinh ra theo nguyên tắchuyết thống, nhưng không sinh ra tại Pháp thì việc chứng minh quốc tịch để được cấpgiấy chứng nhận quốc tịch Pháp tương đối khó khăn. Thực vậy, trong trường hợpđương sự sinh ra trên lãnh thổ trước kia từng là thuộc địa của Pháp, thì có thể nóinghĩa vụ chứng minh sẽ tăng lên gấp đôi. Bởi vì đương sự một mặt, phải chứng minhđược mình đã được hưởng quốc tịch Pháp như thế nào trước khi đất nước độc lập(thường do một quy định pháp luật đặc biệt theo đó không được phép áp dụng hai lầnnguyên tắc quyền nơi sinh) và mặt khác, phải chứng minh làm sao giữ được quốc tịchPháp sau khi đất nước độc lập.Xuất phát từ những nhận xét này cũng như nội dung chủ đạo của Hội thảo và bối cảnhlịch sử giữa hai nước Việt Nam và Pháp, bài trình bày của tôi sẽ đi sâu vào phân tíchtình hình và những khó khăn của các công dân Pháp có quan hệ với Việt Nam.Phần một giới thiệu về bối cảnh Đông Dương trong thời kỳ thuộc địa của Pháp. Phầnhai tập trung trình bày về Hiệp định Pháp-Việt ngày 16 tháng 8 năm 1955. Hiệp địnhnày giải quyết vấn đề quốc tịch nảy sinh sau khi Việt Nam giành được độc lập và đặcbiệt là kể từ năm 1949. Phần ba trình bày về tình hình hiện nay.I. ĐÔNG DƯƠNG TRONG THỜI KỲ THUỘC ĐỊA CỦA P ...

Tài liệu được xem nhiều: