Danh mục

Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.73 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn" tập trung làm rõ khái niệm khoan dung (trong quan niệm phương Đông và phương Tây, quan niệm truyền thống và hiện đại, đặc biệt là những “nguyên lý về khoan dung” của Liên Hiệp quốc) từ đó làm rõ những nội hàm văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh (là thái độ tôn trọng với những giá trị khác biệt với mình, là sự yêu thương nâng đỡ con người, là sự kết hợp giữa tình cảm và lý trí). Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh - Giá trị lý luận và thực tiễn Trường Đại học Mỏ - Địa chất VĂN HÓA KHOAN DUNG HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Lê Thị Yến Tóm tắt: Bài viết tập trung làm rõ khái niệm khoan dung (trong quan niệm phương Đôngvàphương Tây, quan niệm truyền thống và hiện đại, đặc biệt là những “nguyên lý về khoan dung” củaLiên Hiệp quốc) từ đó làm rõ những nội hàm văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh (là thái độ tôn trọngvới những giá trị khác biệt với mình, là sự yêu thương nâng đỡ con người, là sự kết hợp giữa tìnhcảm và lý trí). Trên cơ sở đó, bài viết khẳng định một cách khái quát những giá trị của văn hóa khoandung Hồ Chí Minh. Từ khóa: Hồ Chí Minh, văn hóa khoan dung, giá trị, dân tộc, nhân loại 1. MỞ ĐẦU Khoan dung là một khái niệm thuộc phạm trù đạo đức. Tuy nhiên, ở Hồ Chí Minh, khoan dungđã đạt đến tầm văn hóa, liên quan đến mọi lĩnh vực của văn hóa. Nó thể hiện ở thái độ tôn trọng, cáchnhìn rộng lượng với những giá trị khác biệt với mình về dân tộc, về quan điểm chính trị, tôn giáo, tínngưỡng hay văn hóa - lối sống… Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh còn thể hiện tính hướng thiện vớiđích đến là sự yêu thương, nâng đỡ, trân trọng phần thiện dù nhỏ nhất ở mỗi một con người để làmcho phần tốt nảy nở như hoa mùa xuân còn phần xấu thì mất dân đi. Nét độc đáo trong văn hóa khoandung Hồ Chí Minh còn là sự kết hợp giữa tình cảm nồng nàn với lý trí sáng suốt. Văn hóa khoan dungcủa Hồ Chí Minh vì thế có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng to lớn. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm khoan dung Trong thời đại ngày nay, thuật ngữ khoan dung được sử dụng khá phổ biến với nội hàm rất rộng liênquan đến nhiều lĩnh vực như chính trị, tôn giáo, tín ngưỡng… cho đến phẩm chất con người. Vì vậy, việcxác định nội hàm của khái niệm “khoan dung” là điều không hề dễ dàng. Trong năm quốc tế về khoan dung(1995), tổ chức Liên Hiệp Quốc đã nêu lên Tuyên ngôn những nguyên lý về khoan dung trong đó có nhữngnội dung đáng lưu ý để chúng ta có thể có một cái nhìn đầy đủ hơn về khái niệm này. Một số giải nghĩa trong bản Tuyên ngôn những nguyên lý về khoan dung coi “khoan dung là sựtôn trọng, sự chấp nhận và sự thưởng thức của sự đa dạng, phong phú trong nền văn hoá thế giới, trongcác hình thức của sự diễn đạt và cách thức của tồn tại người”1. Qua đó, có thể nhận thấy rằng, khoan dung thể hiện việc cần phải có đối thoại, đồng thời là điềukiện để đối thoại. Nó đòi hỏi sự hiểu biết trong đối thoại với người khác, thừa nhận hoặc kính trọngcủa mình đối với sự khác biệt quan điểm của người khác. ThS. Trường Đại học Mỏ- Địa chất.1 Song Thành (2010), Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.142.226Khoa học xã hội với sự phát triển bền vững Tuyên ngôn của Ủy ban UNESCO Việt Nam cũng viết: “Khoan dung là một ứng xử tích cựckhông hàm nghĩa ban ơn hay hạ mình chiếu cố đối với người khác”; khoan dung “Đó là học cách lắngnghe, cách thông tin, cách hiểu người khác”; khoan dung “là sự ham học hỏi, tìm hiểu những điều bổích để làm giàu cho bản thân, không bác bỏ những gì mình chưa biết”, “khoan dung là thừa nhậnkhông có một nền văn hóa, một quốc gia nào là độc tôn về tri thức và chân lý”1. Như vậy, khoan dung không phải cách ứng xử của kẻ yếu để đi tới nhân nhượng, thỏa hiệp vônguyên tắc với tội ác, bất công cũng không phải ứng xử gia ân, hạ cố của người bề trên đối với kẻdưới mà khoan dung được thực hiện trên cơ sở thấu hiểu và thấu cảm giữa con người với con người.Khoan dung là sự hài hòa trong khác biệt (về văn hóa, niềm tin tôn giáo, chính trị hay quan điểm triếthọc…). 2.2. Văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, hành trang mà Nguyễn Tất Thành mang theo là chủ nghĩayêu nước và chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Trong “cuộc hành trình vạn dặm”, Nguyễn Tất Thànhkhông ngừng vươn lên thâu thái những giá trị tích cực nhất của văn hóa thế giới. Bởi vậy, tư tưởngcủa Người sau này được nhìn nhận là sự kết tinh tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại. Tinh thầnkhoan dung Hồ Chí Minh vì vậy không đơn thuần là sự kế thừa truyền thống khoan dung của dân tộcmà là sự thăng hoa của truyền thống tốt đẹp ấy bằng sự kết hợp tinh thần khoan dung Mác xít vớitruyền thống khoan dung, nhân ái của dân tộc và nhân loại. Khoan dung Hồ Chí Minh vì thế chứađựng những nội dung sâu sắc, đạt đến tầm cao văn hóa. Thứ nhất, văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh thể hiện ở cái nhìn rộng lượng, thừa nhận, tôntrọng sự khác biệt với mình về dân tộc, chính trị, tôn giáo, văn hóa… trên cơ sở đảm bảo công lý,chính nghĩa, tự do, bình đẳng. Khi được tin tướng Xalăng (người đã từng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: