Về các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trong Sử thi Yang bán Bing con Lông của người M'Nông
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 804.77 KB
Lượt xem: 8
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Người M’Nông có một kho tàng sử thi đồ sộ, lưu chứa nhiều giá trị văn học, văn hóa. Bài viết phân tích các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trên các bình diện ngoại hình, nội tâm, hành động, công việc, từ đó rút ra một số nét văn hoá của tộc người M’nông.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trong Sử thi Yang bán Bing con Lông của người M’NôngTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 VỀ CÁC CÔNG THỨC TRUYỀN MIỆNG MIÊU TẢ NHÂN VẬT NỮ TRONG SỬ THI YANG BÁN BING CON LÔNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG NGUYỄN THỊ CẨM LY, HUỲNH THỊ TUYẾT NGÂN Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Người M’Nông có một kho tàng sử thi đồ sộ, lưu chứa nhiều giá trị văn học, văn hóa. Những sử thi này cần được tiếp tục nghiên cứu từ nhiều bình diện, đặc biệt là từ bình diện ngôn ngữ. Những trầm tích trong ngôn ngữ cho phép chúng ta có cái nhìn hoàn nguyên về cội nguồn văn hoá, tư duy của tộc người. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trên các bình diện ngoại hình, nội tâm, hành động, công việc, từ đó rút ra một số nét văn hoá của tộc người M’nông. Từ khóa: Người M’Nông, nhân vật nữ, sử thi, công thức truyền miệng, văn hóa.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Người M’Nông có một gia tài sử thi đồ sộ, thuộc loại sử thi thần thoại [3], sử thi phổ hệ1[7, tr.295], với khoảng hơn 200 tác phẩm2. Tương tự sử thi của các dân tộc khác trên thế giới,các tác phẩm có tính nguyên hợp này ngoài chuyên chở các giá trị văn học còn là cuốn từ điểnbách khoa tộc người, nơi lưu chứa “toàn bộ các quan niệm, toàn bộ về thế giới và cuộc sốngcủa một dân tộc… dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại” [4]. Sử thi Yang bán Bing con Lông xoay quanh vấn đề tranh cướp phụ nữ. Đây là motif quenthuộc trong sử thi Tây Nguyên. Yang con Rung bon Tiăng yêu mến Jrah con Bring đã bán vợBing của mình để cưới Jrah. Ting con Prăk chuộc Bing và cưới làm vợ. Ting đem vợ về thămbon Tiăng anh em; Yang nghe tiếng chiêng brau trở về bon và cướp mất Bing. Ting về bon tậphợp anh em đi cướp vợ bon Tiăng để trả thù. Thần linh giúp bon Tiăng thắng trận. Tiăng đemtôi tớ và chém trâu đền cho Ting và Jrah. Yang quay về với vợ Bing con Lông. Bài báo chúng tôi hướng đến phân tích các công thức miêu tả nhân vật nữ trong sử thiYang bán Bing con Lông, từ đó rút ra một số nhận xét về đặc điểm văn hoá của người M’nôngbiểu hiện qua các công thức này.2. CÔNG THỨC TRUYỀN MIỆNG MIÊU TẢ NHÂN VẬT NỮ TRONG SỬ THI YANG BÁNBING CON LÔNG Lý thuyết công thức truyền miệng (Oral-formulaic Theory) được Milman Parry đưa ravào những năm ba mươi của thế kỉ XX, về sau được các tên tuổi như Albert B. Lord (1960),John Miles Foley (1988),… tiếp tục phát triển, trở thành hệ lý thuyết được ứng dụng rộng rãitrong nghiên cứu truyền thống truyền miệng của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, lýthuyết này mới được tiếp nhận những năm đầu thế kỉ XXI. Khái niệm trung tâm được xác lập ở lý thuyết này là công thức truyền miệng (oralformula). Có thể hiểu công thức truyền miệng là “những lời văn nghệ thuật, được tạo nên từmột tổ hợp từ ngữ trong quá trình sáng tác truyền miệng, mang tính chất khuôn mẫu tương đốiổn định, được lặp lại nhiều lần trong tác phẩm, có sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật (so1 Nguyễn Việt Hùng cho rằng xét về nội dung, sử thi M’nông thuộc sử thi thần thoại, xét về kết cấu, là một hệthống sử thi phổ hệ [6, tr.49-50].2 Đây là kết quả của Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên. Consố này được cho là vẫn chưa đầy đủ, còn có thể tăng thêm. Trong số các sử thi đã được sưu tầm, có 40 sử thi đãđược xuất bản [6, tr.48]. 20KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019sánh, ẩn dụ, phóng đại,…), kế thừa từ truyền thống ngôn từ của tộc người, mang nội dung thẩmmỹ nhất định, thể hiện cách tư duy, cách cảm nhận của cộng đồng” [6, tr.65]. Trong lời giới thiệu sử thi Yang bán Bing con Lông, tác giả Đỗ Hồng Kỳ cho rằng: “Sựcó mặt của yếu tố trùng lặp và các công thức kể tả là điều thường thấy trong các tác phẩm vănhọc dân gian. Trong sáng tác dân gian, có những yếu tố trùng lặp giống như những cấu kiện bêtông đúc sẵn được lặp lại, đặc biệt trong sử thi, hiện tượng này rất phổ biến. Những yếu tố cósẵn có khi là một dòng thơ, một đoạn thơ và có khi lớn hơn thế. Đó là trình tự kể chuyện(chuyện tiếp khách, chuyện đánh nhau)… Không ở đâu như trong sử thi Mơ Nông, sự trùng lặpvà các công thức kể tả lại có mặt với một tần số cao như vậy [10, tr.27]. Thuật ngữ công thứckể tả mà tác giả sử dụng tương ứng với nội hàm thuật ngữ công thức truyền miệng mà chúngtôi sử dụng. Trong tác phẩm này, các công thức truyền miệng dùng để miêu tả nhân vật nữ xuấthiện khá nhiều. Chúng một mặt làm nổi bật nhân vật về ngoại hình, tâm trạng, công việc, hànhđộng, mặt khác tạo nên nét đặc thù trong thi pháp ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Về các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trong Sử thi Yang bán Bing con Lông của người M’NôngTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HNKH 2019 VỀ CÁC CÔNG THỨC TRUYỀN MIỆNG MIÊU TẢ NHÂN VẬT NỮ TRONG SỬ THI YANG BÁN BING CON LÔNG CỦA NGƯỜI M’NÔNG NGUYỄN THỊ CẨM LY, HUỲNH THỊ TUYẾT NGÂN Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế Tóm tắt: Người M’Nông có một kho tàng sử thi đồ sộ, lưu chứa nhiều giá trị văn học, văn hóa. Những sử thi này cần được tiếp tục nghiên cứu từ nhiều bình diện, đặc biệt là từ bình diện ngôn ngữ. Những trầm tích trong ngôn ngữ cho phép chúng ta có cái nhìn hoàn nguyên về cội nguồn văn hoá, tư duy của tộc người. Trong bài báo này, chúng tôi phân tích các công thức truyền miệng miêu tả nhân vật nữ trên các bình diện ngoại hình, nội tâm, hành động, công việc, từ đó rút ra một số nét văn hoá của tộc người M’nông. Từ khóa: Người M’Nông, nhân vật nữ, sử thi, công thức truyền miệng, văn hóa.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Người M’Nông có một gia tài sử thi đồ sộ, thuộc loại sử thi thần thoại [3], sử thi phổ hệ1[7, tr.295], với khoảng hơn 200 tác phẩm2. Tương tự sử thi của các dân tộc khác trên thế giới,các tác phẩm có tính nguyên hợp này ngoài chuyên chở các giá trị văn học còn là cuốn từ điểnbách khoa tộc người, nơi lưu chứa “toàn bộ các quan niệm, toàn bộ về thế giới và cuộc sốngcủa một dân tộc… dưới hình thức khách quan của một biến cố thực tại” [4]. Sử thi Yang bán Bing con Lông xoay quanh vấn đề tranh cướp phụ nữ. Đây là motif quenthuộc trong sử thi Tây Nguyên. Yang con Rung bon Tiăng yêu mến Jrah con Bring đã bán vợBing của mình để cưới Jrah. Ting con Prăk chuộc Bing và cưới làm vợ. Ting đem vợ về thămbon Tiăng anh em; Yang nghe tiếng chiêng brau trở về bon và cướp mất Bing. Ting về bon tậphợp anh em đi cướp vợ bon Tiăng để trả thù. Thần linh giúp bon Tiăng thắng trận. Tiăng đemtôi tớ và chém trâu đền cho Ting và Jrah. Yang quay về với vợ Bing con Lông. Bài báo chúng tôi hướng đến phân tích các công thức miêu tả nhân vật nữ trong sử thiYang bán Bing con Lông, từ đó rút ra một số nhận xét về đặc điểm văn hoá của người M’nôngbiểu hiện qua các công thức này.2. CÔNG THỨC TRUYỀN MIỆNG MIÊU TẢ NHÂN VẬT NỮ TRONG SỬ THI YANG BÁNBING CON LÔNG Lý thuyết công thức truyền miệng (Oral-formulaic Theory) được Milman Parry đưa ravào những năm ba mươi của thế kỉ XX, về sau được các tên tuổi như Albert B. Lord (1960),John Miles Foley (1988),… tiếp tục phát triển, trở thành hệ lý thuyết được ứng dụng rộng rãitrong nghiên cứu truyền thống truyền miệng của rất nhiều dân tộc trên thế giới. Ở Việt Nam, lýthuyết này mới được tiếp nhận những năm đầu thế kỉ XXI. Khái niệm trung tâm được xác lập ở lý thuyết này là công thức truyền miệng (oralformula). Có thể hiểu công thức truyền miệng là “những lời văn nghệ thuật, được tạo nên từmột tổ hợp từ ngữ trong quá trình sáng tác truyền miệng, mang tính chất khuôn mẫu tương đốiổn định, được lặp lại nhiều lần trong tác phẩm, có sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật (so1 Nguyễn Việt Hùng cho rằng xét về nội dung, sử thi M’nông thuộc sử thi thần thoại, xét về kết cấu, là một hệthống sử thi phổ hệ [6, tr.49-50].2 Đây là kết quả của Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản Kho tàng sử thi Tây Nguyên. Consố này được cho là vẫn chưa đầy đủ, còn có thể tăng thêm. Trong số các sử thi đã được sưu tầm, có 40 sử thi đãđược xuất bản [6, tr.48]. 20KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN | 12/2019sánh, ẩn dụ, phóng đại,…), kế thừa từ truyền thống ngôn từ của tộc người, mang nội dung thẩmmỹ nhất định, thể hiện cách tư duy, cách cảm nhận của cộng đồng” [6, tr.65]. Trong lời giới thiệu sử thi Yang bán Bing con Lông, tác giả Đỗ Hồng Kỳ cho rằng: “Sựcó mặt của yếu tố trùng lặp và các công thức kể tả là điều thường thấy trong các tác phẩm vănhọc dân gian. Trong sáng tác dân gian, có những yếu tố trùng lặp giống như những cấu kiện bêtông đúc sẵn được lặp lại, đặc biệt trong sử thi, hiện tượng này rất phổ biến. Những yếu tố cósẵn có khi là một dòng thơ, một đoạn thơ và có khi lớn hơn thế. Đó là trình tự kể chuyện(chuyện tiếp khách, chuyện đánh nhau)… Không ở đâu như trong sử thi Mơ Nông, sự trùng lặpvà các công thức kể tả lại có mặt với một tần số cao như vậy [10, tr.27]. Thuật ngữ công thứckể tả mà tác giả sử dụng tương ứng với nội hàm thuật ngữ công thức truyền miệng mà chúngtôi sử dụng. Trong tác phẩm này, các công thức truyền miệng dùng để miêu tả nhân vật nữ xuấthiện khá nhiều. Chúng một mặt làm nổi bật nhân vật về ngoại hình, tâm trạng, công việc, hànhđộng, mặt khác tạo nên nét đặc thù trong thi pháp ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giá trị văn học Sử thi Yang bán Bing con Lông Văn hoá của tộc người M’nông Sử thi thần thoại Lý thuyết công thức truyền miệngGợi ý tài liệu liên quan:
-
2 trang 459 0 0
-
Giá trị văn học của Nam phong tạp chí
10 trang 33 0 0 -
140 trang 17 0 0
-
Giáo án Ngữ văn 12 – Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
10 trang 17 0 0 -
Biểu tượng hoa cau trong lễ cưới của người Khmer Nam bộ
7 trang 14 0 0 -
4 trang 14 0 0
-
Tìm hiểu giá trị văn học trong tài liệu giảng dạy Tiếng Anh
10 trang 14 0 0 -
Giá trị văn học và tiếp nhận văn học: Giáo án điện tử - Ngữ văn lớp 12
16 trang 13 0 0 -
Bài giảng Ngữ văn 12 tuần 33 bài: Giá trị văn học và tiếp nhận văn học
26 trang 13 0 0 -
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Giá trị văn học trong tác phẩm của Thiền phát Trúc Lâm
388 trang 13 0 0