Danh mục

Vi sinh-Ký sinh trùng đại cương: Phần 2 - TS. Nguyễn Đắc Trung

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 26.26 MB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tiếp nội dung phần 1, cuốn sách "Vi sinh-Ký sinh trùng đại cương" Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Đại cương về đơn bào ký sinh; Đại cương về tiết túc y học; Đại cương về nấm y học; Miễn dịch chống nhiễm vi sinh vật; Vacxin - huyết thanh miễn dịch; Tiệt trùng, khử trùng; Sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vi sinh-Ký sinh trùng đại cương: Phần 2 - TS. Nguyễn Đắc Trung Bài 6 ĐẠI CVƠNG VÉ ĐƠN BÀO KÝ SINH MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được khái niệm và phân loại đơn bào ký sinh. 2. Trình bày được đặc điểm dịch tễ, tác hại và các phương pháp chẩn đoán các bệnh đom bào ký sinh. 3. Liệt kê được, nguyên tắc điều trị và các biện pháp dự phòng đơn bào ký sinh. NỘI DUNG 1. Khái niệm về đơn bào Đơn bào ký sinh (Protozoa, Gozdfuss) theo thuyết tiến hóa là nhũng động vật hỉnh thành sớm nhất do đó còn được gọi là nguyên sinh động vật để phân biệt với trung sinh động vật (Mesozoa) và hậu sinh động vật (Melazoa). Nguyên sinh động vật cơ thể chỉ là một tế bào (unicelulary organism) và không có những tế bào biệt hóa như trung sinh động vật và hậu sinh động vật. Một đơn bào có thể được coi như một tế bào riêng biệt với tất cả các cấu trúc, chức năng đầy đù. Có tới hàng ngàn loại đơn bào khác nhau nhưng đa số đơn bào có đời sống tự do để tồn tại ở ngoài môi trường tự nhiên. Một số đơn bào thích nghi với đời sống ký sinh trong các vật chủ là người và động vật. 2. Các đặc điếm của đon bào ký sinh 2.1. Đặc điểm cẩu tạo tế bào Một đơn bào có thể được coi như một tế bào riêng biệt với tất cả các cấu trúc đây đu 105 Khi đơn bào ở thể thực vậưthể tự dưỡng (Trofozoite / trophozoite), phần nguyên sinh chất hoặc tế bào chất là một chất có hạt mảnh được chia làm hai phần: ngoại nguyên sinh chất tương đối mỏng và nội nguyên sinh chất dày hơn. Chức năng của ngoại nguyên sinh chất là chuyển động, tiêu hóa thức ăn, hô hấp và các đặc trưng thuộc về bảo vệ. Chuyển động của đơn bào được thực hiện nhờ sự kéo dài cùa ngoại nguyên sinh chất để tạo thành những cơ quan vận động của đơn bào như chân giả (giả túc), lông chuyển, roi và màng vây. Các đơn bào thuộc lớp bào tử trùng như ký sinh trùng sốt rét không có cơ quan vận động và chúng phải ký sinh cố định trên các tế bào cùa vật chủ. Chức năng của nội nguyên sinh chất là dinh dưỡng và sinh sản. Trong nội nguyên sinh chất có hai loại không bào: không bào co bóp với chức năng điều chinh áp lực thẩm thấu, điều chinh sự bài tiết và không bào tiêu hóa với vai trò dự trữ thức ăn. Đại đa số các loại đơn bào, tế bào cùa chúng đều có một màng tế bào bao bọc nhưng riêng loại đơn bào chân giả thì tế bào lại không có màng bao bọc. Nhân của đơn bào có thể hình tròn hoặc hình bầu dục. Thường có một nhân nhưng cũng có loại đơn bào có 2 nhân như trùng lông. Nhân có hai phần: ở giữa là khối trung thể và ở ngoại vi là màng nhân trên đó có thể gắn những hạt bắt màu nhuộm hoặc hạt nhiễm sắc tạo thành vòng nhiễm sắc ngoại vi. về hinh thể và kích thước của tế bào có thể rất khác nhau tùy theo loại đơn bào và tùy theo hình thái phát triển của mỗi giai đoạn trong chu kỳ. Có loại kích thước rất nhỏ như ký sinh trùng sốt rét nhưng cũng có loại kích thước rất lớn như trùng lông. Thể tự dưỡng hay thể thực vật cùa đơn bào hình thể rất khác với the kén hay bào nang. 106 2.2. Đặc điểm về vận động Tùy theo cấu trúc cùa cơ quan vận động, đơn bào có phương thức vận động tương ứng như chuyển động bằng chân giả, bằng lông chuyển hoặc bằng roi. Riêng các đơn bào thuộc lớp bào tử trùng không có cơ quan vận động, chứng phải ký sinh cố định trên các tế bào của vật chủ 2.3. Đặc điểm sinh sản Thể hoạt động và thể bào nang đều có khả năng sinh sản. Đơn bào có hai phương thức sinh sản là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính. Sinh sản vô tinh có nhiều hình thức như sinh sản phân đôi, sinh sản nhân lên liên tục tạo thành thể phân liệt, phân đôi cắt ngang như ở trùng lông và sự chuyển dạng thành bào nang. 2.4. Đặc điểm tạo thành bào nang Một số loại đơn bào có đặc tính trong một số điều kiện nhất định có khả năng chuyển dạng thành thể bào nang là thể không hoạt động để tăng khả năng chống đỡ. Do bào nang có vỏ dày nên có sức đề kháng cao và có thể tồn tại lâu ở ngoại cảnh. Bào nang luôn là thể truyền nhiễm cùa đơn bào. 2.5. Đặc điểm dinh dưỡng Đơn bào thực hiện dinh dưỡng theo 3 cách: cách thẩm thấu tiếp thu các chất dinh dưỡng qua màng, cách xâm chiếm theo kiểu thực bào và cách hấp thu tự nhiên như kiều dinh dưỡng thực vật. Cách hấp thu tụ nhiên chi gặp ở một số rất ít đơn bào hết sức thô sơ chưa có nhiều tính chất biệt hóa hơn so với thực vật và vẫn có thể còn giữ chức năng chuyển hóa chất diệp lục, ví dụ như các đơn bào thuộc Suctoria. Trong dinh dưỡng đề dự trữ thức ăn, đơn bào thường sử dụng các không bào tiêu hóa. 2.6. Đặc điểm hãi tiết Chức năng ngoại tiết cùa đơn bào thường được thực hiện bởi những không bào co bóp hoặc bang những ống rãnh thoát cỡ nhỏ 107 2 . 7. Đặc điểm hô hấp Đơn bào không có cơ quan hô hấp biệt hóa và thường hấp thụ oxy, thải khí carbonic theo cách khuếch tán. Những đơn bào thô sơ có thể tiếp thu oxy thông qua sự tiếp thu khí carbonic như kiểu thực vật. 2.8. Đặc điểm về chu kỳ Chu kỳ của các loại đơn bào đường tiêu hóa và đường sinh dục - tiết niệu tương đối đơn giản, chu kỳ chỉ có một vật chù là người, không có vật chù trung gian. Đó là loại chu kỳ đơn chù và đơn bào là ký sinh trùng đơn ký. Các loại đơn bào đường máu và nội tạng trong chu kỷ phát triển nhất thiết phải cần có vật chủ trung gian là các côn trùng chân đốt (vector) truyền bệnh mới hoàn thành chu kỳ được. 2.9. Đặc điểm tạo miễn dịch Đa số các loại đơn bào khi xâm nhập vật chủ đều có khả năng tạo cho cơ thể vật chủ một sự đáp ứng miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, hiện tượng miễn dịch này không bền vững và ổn định cũng như không đù mạnh về mức độ giúp cơ thể vật chủ phòng đuợc các đợt tái nhiễm. Tuy vậy, mức độ sinh kháng thể trong các bệnh nà ...

Tài liệu được xem nhiều: