Danh mục

Viêm tụy - Khi nào cần đi khám bệnh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 158.24 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong hầu hết các trường hợp đau và nôn xuất hiện cùng với viêm tụy là triệu chứng đủ nặng để khiến bạn đi khám bệnh. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt: Không uống thuốc, uống nước và ăn được do buồn nôn hoặc nôn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tụy - Khi nào cần đi khám bệnh Viêm tụy - Khi nào cần đi khám bệnh KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BỆNH Trong hầu hết các trường hợp đau và nôn xuất hiện cùng với viêm tụy là triệu chứng đủ nặng để khiến bạn đi khám bệnh. Khi gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây, bạn nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt: Không uống thuốc, uống nước và ăn được do buồn nôn hoặc nôn. Đau bụng dữ dội không giảm với những thuốc giảm đau thông thường Khó thở Đau kèm theo sốt và ớn lạnh, nôn kéo dài, hoa mắt, chóng mặt, hoặc mệt mỏi. Đau kèm với những vấn đề về sức khỏe khác, chẳng hạn như có thai. Bác sĩ có thể sẽ khuyên bệnh nhân đến phòng cấp cứu ở bệnh viện. Nếu bệnh nhân không thể liên lạc được với bác sĩ hoặc triệu chứng trở nên nặng hơn sau khi khám bệnh, cần phải đến phòng cấp cứu ngay lập tức. KHÁM VÀ CÁC XÉT NGHIỆM Khi các bác sĩ nghi ngờ bạn bị viêm tụy, bạn sẽ được hỏi những câu hỏi về triệu chứng của mình, lối sống và thói quen cùng với tiền sử bệnh và tiền sử các phẫu thuật mà bạn đã trải qua. Dựa trên những câu trả lời của bạn và kết quả khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ loại trừ những bệnh lý khác và chú ý đến chẩn đoán chính xác nhất. Hầu hết các trường hợp cần phải làm các xét nghiệm. Những xét nghiệm nhằm kiểm tra những khả năng khác nhau, bao gồm: Chức năng tụy, gan và thận (gồm nồng độ amylase tụy và lipase) Dấu hiệu của nhiễm trùng Công thức máu đánh giá dấu hiệu thiếu máu. Xét nghiệm có thai Đường huyết, ion đồ (mất cân bằng ở chỉ số này gợi ý tình trạng mất nước) và nồng độ canci Kết quả các xét nghiệm máu có thể không giúp được cho chẩn đoán nếu tụy vẫn tiết ra dịch tụy và insulin Chẩn đoán hình ảnh cần thiết để kiểm ra những biến chứng của viêm tụy trong đó có sỏi mật: X –quang được đề nghị để tìm những biến chứng của viêm tụy cũng như những nguyên nhân khác gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân. CT scan tương tự như x quang nhưng cho nhiều chi tiết hơn. CT scan có thể thấy được hình ảnh tụy và những biến chứng có thể xảy ra của viêm tụy ở mức độ chi tiết hơn so với phim X – quang. CT scan có thể làm nổi bật được hình ảnh viêm hoặc sự phá hủy của tụy. Siêu âm là phương pháp rất tốt để kiểm tra túi mật, ống dẫn mật, gan tụy và ruột non. Phương pháp này cho thấy rõ những bất thường của hệ mật gồm sỏi và những dấu hiệu của viêm hoặc nhiễm trùng. Siêu âm dùng những sóng âm không gây đau để tạo nên những hình ảnh của các cơ quan trong cơ thể bằng cách dùng một đầu dò trượt trên bụng bệnh nhân. Đầu dò sẽ phát ra sóng âm và sẽ được phản hồi lại khi gặp những cơ quan khác nhau trong ổ bụng, sau đó những tín hiệu phản hồi sẽ được máy vi tính xử lý để cho ra hình ảnh. Phương pháp này cũng được dùng để khảo sát tình trạng thai nhi ở các thai phụ. Nội soi mật tụy ngược dòng (Endoscopy retrograde cholangiopancreatography – ERCP) là một phương pháp hình ảnh học sử dụng một ống nội soi (một ống mỏng, dẻo với camera nhỏ ở đầu) để khảo sát tụy và những cấu trúc xung quanh. ERCP thường được sử dụng trong những trường hợp viêm tụy mạn tính hoặc trong trường hợp viêm tụy do sỏi túi mật. Để thực hiện ERCP, đầu tiên bệnh nhân sẽ được cho an thần. Sau khi dùng thuốc an thần, một ống nội soi được đưa vào miệng qua dạ dày xuống ruột non. Sau đó thuốc cản quang sẽ được bơm vào các ống nối gan, túi mật và tụy với nhau (ống mật). Chất cản quang giúp cho bác sĩ thấy dễ dàng sỏi hoặc những dấu hiệu tổn thương của các cơ quan. Trong một số trường hợp, sỏi có thể được lấy ra trong lúc nội soi. ĐIỀU TRỊ Chăm sóc tại nhà Trong hầu hết các trường hợp, tự điều trị tại nhà không đủ để chữa khỏi viêm tụy. Bệnh nhân có thể có những biện pháp tự điều trị để giúp mình cảm thấy đỡ hơn trong những đợt cấp nhưng hầu hết bệnh nhân đều có thể tiếp tục bị những đợt cấp kế tiếp cho đến khi những nguyên nhân thật sự gây ra những triệu chứng trên được điều trị một cách thích đáng. Nếu triệu chứng nhẹ, bạn có thể theo những phương pháp phòng ngừa sau: Ngưng tất cả các chất có cồn như rượu, bia Tránh những thức ăn có nhiều dầu mỡ, sữa bò, phô mai. Những thức ăn này có thể làm quá trình viêm tiến triển nặng hơn. Sử dụng những thuốc giảm đau thông thường không cần kê toa. Thuốc Thuốc thường được tập trung dùng để làm giảm nhẹ các triệu chứng và phòng ngừa tình trạng xấu đi của tụy. Một số biến chứng của cả viêm tụy cấp lẫn mạn đều có thể cần phải phẫu thuật hoặc truyền máu. Điều trị viêm tụy cấp Trong viêm tụy cấp, việc lựa chọn điều trị được dựa vào độ nặng của cơn bệnh. Nếu không có ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: