Danh mục

Xác định phạm vi của ủy quyền lập pháp theo hiến pháp năm 2013

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 188.61 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Quốc hội có quyền ban hành các đạo luật thông qua hoạt động “làm luật và sửa đổi luật”, bên cạnh đó Quốc hội còn có quyền ủy quyển lập pháp và kiểm soát hoạt động ủy quyền lập pháp. Hiện nay, thuật ngữ“ủy quyền lập pháp” chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đềnày. Trong bài viết này, tác giả phân tích về thuật ngữ quyền lập pháp, ủy quyền lập pháp và xác định phạm vi của ủy quyền lập pháp.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định phạm vi của ủy quyền lập pháp theo hiến pháp năm 2013 XÁC ĐỊNH PHẠM VI CỦA ỦY QUYỀN LẬP PHÁP THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013 ThS. Lê Thị Minh Thƣ Khoa Luật, trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Theo Hiến pháp 2013, Quốc hội nước ta là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập pháp. Quốc hội có quyền ban hành các đạo luật thông qua hoạt động “làm luật và sửa đổi luật”, bên cạnh đó Quốc hội còn có quyền ủy quyển lập pháp và kiểm soát hoạt động ủy quyền lập pháp. Hiện nay, thuật ngữ “ủy quyền lập pháp” chưa được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật, còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này. Trong bài viết này, tác giả phân tích về thuật ngữ quyền lập pháp, ủy quyền lập pháp và xác định phạm vi của ủy quyền lập pháp. Từ khóa: Kiểm soát, phạm vi, quyền lập pháp, quyền hành pháp, ủy quyền lập pháp. 1. QUYỀN LẬP PHÁP THEO HIẾN PHÁP 2013 Theo Hiến pháp 2013, tại Khoản 3 Điều 2 có đề cập đến “quyền lập pháp”, khi diễn giải nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất đã ghi nhận: “có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Tại Điều 69 khi xác định vị trí pháp lý của Quốc hội, Hiến pháp 2013 cũng quy định: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp”. Căn cứ vào những quy định trên thì Hiến pháp 2013 chưa quy định rõ quyền lập pháp là gì. Sau khi Điều 69 quy định Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập pháp, thì tại Khoản 1 Điều 70 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, theo đó Quốc hội có thẩm quyền “làm luật và sửa đổi luật”. Như vậy, căn cứ theo những quy định của Hiến pháp, chúng ta có thể hiểu quyền lập pháp là quyền làm luật và sửa đổi luật. So với Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung 2001) thì Hiến pháp 2013 có điểm mới là bỏ đi cụm từ “duy nhất”, tức là không còn khẳng định “Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp”. Điểm mới này phù hợp với thực tiễn về việc thực hiện quyền lập pháp của Quốc hội nước ta, vì đa số các đạo luật do Quốc hội ban hành là được xây dựng, được soạn thảo bởi Chính phủ (thông qua các Bộ và Cơ quan ngang bộ), ngoài ra còn có các chủ thể khác (như là Tòa án, Viện Kiểm sát…). Nhiệm vụ của cơ quan lập pháp trong một quốc gia là bảo đảm cho quốc gia có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ để bảo vệ quyền con người, bảo vệ sự công bằng, dân chủ và bảo vệ công lý. Qua thực tiễn đã chứng minh rằng, cơ quan lập pháp không thể là chủ thể duy nhất ban hành các đạo luật để xây dựng nên hệ thống pháp luật của quốc gia. Chính vì điều này đã hình thành nên vấn đề “ủy quyền lập pháp”. 2. PHẠM VI ỦY QUYỀN LẬP PHÁP THEO HIẾN PHÁP 2013 Theo nghiên cứu của các học giả trong khoa học pháp lý của Viện Nam, thì có hai cách tiếp cận về khái niệm “ủy quyền lập pháp”. Cách tiếp cận thứ nhất, phân biệt giữa ủy quyền lập pháp và quyền lập quy của các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền. Ủy quyền lập pháp có nghĩa là Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội giao đi 116 quyền làm luật hay pháp lệnh. Nói một cách khái quát thì ủy quyền lập pháp có nghĩa là giao hết quyền lập pháp trong một lĩnh vực cho một chủ thể khác không phải là Quốc hội – cơ quan lập pháp quốc gia – thực hiện [1]. Cách tiếp cận thứ hai, cho rằng ủy quyền lập pháp là trường hợp Quốc hội ủy quyền cho Chính phủ, các bộ và các cơ quan nhà nước khác như Tòa án, Viện kiểm sát hoặc thậm chí các tổ chức chính trị - xã hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Quốc hội có quyền lập pháp song không phải là cơ quan duy nhất thực hiện hoạt động lập pháp mà có thể ủy quyền cho cơ quan khác thực hiện. Mục đích của ủy quyền lập pháp là bảo đảm tính ổn định tương đối của các văn bản pháp luật trong khi vẫn điều chỉnh được những quan hệ đa dạng của đời sống xã hội. Theo nhóm quan điểm này, lập pháp ủy quyền sẽ đồng nhất với ban hành văn bản pháp quy [2]. Xét về cơ sở pháp lý, thì thuật ngữ “ủy quyền lập pháp” chưa được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp 2013 và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác. Như vậy, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam hiện nay và trong khoa học pháp lý cũng chưa có khái niệm thống nhất về ủy quyền lập pháp. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 74 thì Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH) có thẩm quyền “Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao”. Khoản 1 Điều 88 quy định Chủ tịch nước có những nhiệm vụ và quyền hạn “đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua, nếu pháp lệnh đó vẫn được Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước vẫn không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất”. Từ quy định này, chúng ta thấy rằng Quốc hội ủy quyền lập pháp cho UBTVQH ban hành pháp lệnh và Chủ tịch nước có vai trò “kiểm soát” đối với văn bản pháp lệnh do UBTVQH ban hành. Quốc hội uỷ quyền lập pháp cho UBTVQH là cơ quan thường trực của Quốc hội ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới hình thức pháp lệnh là cần thiết, vì Quốc hội nước ta hoạt động không thường xuyên, một năm họp hai kỳ, mà yêu cầu ban hành văn bản quy phạm pháp luật rất nhiều. Pháp lệnh là một loại văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật của nước ta. Xét về hiệu lực pháp lý, thì Pháp lệnh có hiệu lực thấp hơn luật và cao hơn các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật (như Nghị định, Thông tư…). UBTVQH ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao, như vậy có thể hiểu những lĩnh vực mà chưa có luật điều chỉnh thì UBTVQH sẽ ban hành pháp lệnh, lúc này pháp lệnh sẽ có hiệu lực pháp lý cao nhất trong các văn bản thuộc lĩnh vực mà pháp lệnh điều chỉnh. Ngoài ra, Hiến pháp 2013 cũng có quy định về quyền ban hành văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng ...

Tài liệu được xem nhiều: