Danh mục

Quyền nhân thân của phụ nữ trong hôn nhân

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.93 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

quyền nhân thân của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân được quy định rất rất cụ thể và chặt chẽ trong Hiến pháp 2013 và Luật hôn nhân gia đình 2014. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều phụ nữ bị thiệt thòi, bất bình đẳng trong chính mái ấm của mình. Bài viết "Quyền nhân thân của phụ nữ trong hôn nhân" sẽ phân tích, đặt vấn đề, nêu ra thực trạng và đề xuất những giải pháp về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Quyền nhân thân của phụ nữ trong hôn nhân QUYỀN NHÂN THÂN CỦA PHỤ NỮ TRONG HÔN NHÂN Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lê Phạm Anh Kiệt Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu HàTÓM TẮTSinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Giang sơn gấm vóc Việt Nam do phụ nữ, trẻ cũng như già dệtthêu mà thêm đẹp, rực rỡ”. Chỉ có người phụ nữ mới có được danh hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà”:ở cơ quan, họ là những cán bộ, công chức luôn vượt mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;trong gia đình, họ là người vợ, là người mẹ đảm đang.Thật đúng vậy! Phụ nữ trong xã hội ngày nay đóng vai trò vô cùng quan trọng và bình đẳng với nam giớitrên tất cả các lĩnh vực. Từ những việc trọng đại của đất nước đến những việc vun đắp mái ấm gia đình.Những quyền nhân thân của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân được quy định rất rất cụ thể và chặt chẽtrong Hiến pháp 2013 và Luật hôn nhân gia đình 2014. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều phụ nữ bị thiệt thòi,bất bình đẳng trong chính mái ấm của mình. Nhóm tác giả sẽ phân tích, đặt vấn đề, nêu ra thực trạng vàđề xuất những giải pháp về vấn đề này.1. ĐẶT VẤN ĐỀVì sao Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 đã được Quốc hội thông qua và được áp dụng từ ngày 1/1/2015nhưng đến hiện tại phụ nữ và trẻ em là đối tượng chính của bạo lực gia đình, trong đó phụ nữ chiếm đasố? Theo điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Tổng cụcThống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019, công bố năm 2020 cho thấy,năm 2019, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra).Cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Năm 2019, bạolực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012).Cũng theo kết quả của cuộc điều tra trên: Có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và hoặc tình dụckhông tìm kiếm sự giúp đỡ từ chính quyền, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của công an. Vậy nhữngngười phụ nữ trong số 90,4% đó họ không có nguyện vọng, khát khao được bình đẳng với chồng, đượcsống vui vẻ, hạnh phúc trong hôn nhân hay sao? Họ tình nguyện được bạo hành hay họ không dám nhờcơ quan có thẩm quyền can thiệp vào khi quyền nhân thân của mình trong quan hệ hôn nhân bị xâmphạm? Điều gì tác động đến hành vi cam chịu những người phụ nữ ấy?Quyền nhân thân của phụ nữ trong quan hệ hôn nhân là những quyền gắn với cá nhân người phụ nữ trongmối quan hệ giữa vợ và chồng, những quyền này được quy định rất cụ thể trong Luật hôn nhân gia đình2014. Nhưng có cơ sở pháp lý nào khẳng định chắc chắn rằng 100%, 80% hay 50% những người phụ nữtrong mối quan hệ hôn nhân ở Việt Nam đều biết và hiểu hết các quyền gắn với bản thân mình trong mốiquan hệ hôn nhân của mình hay không? Vì sao? 17992. QUYỀN NHÂN THÂN CỦA PHỤ NỮ TRONG QUAN HỆ HÔN NHÂN ĐƯỢC QUY ĐỊNHTRONG LUẬT HÔN NHÂN GIA ĐÌNH 2014Những quyền nhân thân của phụ nữ được quy định chặt chẽ trong Luật hôn nhân gia đình 2014 cụ thểnhư sau: Khoản 1 Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nguyên tắc cơ bản của chế độhôn nhân và gia đình là “Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng”.Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Luật hôn nhân gia đình 2014, người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân có thểđấu tranh, bảo vệ quyền lợi của mình trước các hành vi cưỡng ép để kết hôn, lừa dối để kết hôn hoặc cáchành vi cản trở việc kết hôn tự nguyện. Đồng thời nguyên tắc này đã đề cao vai trò của người phụ nữngang bằng với người chồng trong quan hệ hôn nhân so với trước đây, xóa bỏ chế độ đa thê của ngườiđàn ông trong pháp luật thời phong kiến.Điều 17: Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng:“Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩavụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân đượcquy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.”Căn cứ vào điều 17 Luật hôn nhân gia đình 2014, người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân được trao quyềnngang với người đàn ông, buộc người chồng phải tôn trọng người vợ, lắng nghe ý kiến của người vợ.Không còn như xã hội trước đây trong gia đình người phụ nữ không hề có tiếng nói, mọi quyền lực thuộcvề người chồng, điều đó khiến người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân lúc đấy phải sống cam chịu.Khoản 1 Điều 19: “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúpđỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.”Căn cứ vào điều 19 Luật hôn nhân gia đình 2014, người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân có quyền đượcchồng yêu thương, chung thủy, quan tâm chăm sóc giúp đỡ, chia sẻ các công việc trong gia đình hay nóicác khác đó là các nghĩa vụ mà người chồng phải thực hiện đối với người vợ. Quyền n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: