Thông tin tài liệu:
Marketing hỗn hợp Đã có rất nhiều tổ chức, công ty, cá nhân bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng một trường đào tạo hoặc liên kết đưa các trường nước ngoài về Việt Nam. Khá nhiều trường ở Việt Nam đã thành công về mặt doanh số, nhưng chưa thể kết luận họ làm kinh doanh tốt. Vì nếu nói về thương hiệu giáo dục, có bao nhiêu tên trường Việt Nam nằm trong danh sách những trường tốt của “khách hàng”? Để xây dựng thương hiệu thành công, các tổ chức giáo dục cũng cần áp dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng thương hiệu trong ngành giáo dục Xây dựng thương hiệu trong ngành giáo dụcMarketing hỗn hợpĐã có rất nhiều tổ chức, công ty, cá nhân bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng mộttrường đào tạo hoặc liên kết đưa các trường nước ngoài về Việt Nam. Khá nhiềutrường ở Việt Nam đã thành công về mặt doanh số, nhưng chưa thể kết luận họlàm kinh doanh tốt. Vì nếu nói về thương hiệu giáo dục, có bao nhiêu tên trườngViệt Nam nằm trong danh sách những trường tốt của “khách hàng”?Để xây dựng thương hiệu thành công, các tổ chức giáo dục cũng cần áp dụng môhình marketing hỗn hợp, hay còn gọi là mô hình 4P.Vậy mô hình 4P là như thế nào? Thứ nhất là Products (Sản phẩm). Nhiều nhà đầutư giáo dục cho rằng, chỉ cần chương trình (sản phẩm) tốt là đủ. Vậy tại sao cónhiều chương trình tốt từ nước ngoài mang về Việt Nam vẫn thất bại? Một sảnphẩm giáo dục, ngoài giáo trình tốt là cốt lõi, giảng viên cũng là một sản phẩm.Các dịch vụ hỗ trợ học sinh, sinh viên cũng là một sản phẩm, nhưng sản phẩmquan trọng nhất là người học.Thứ 2 là Promotion (Quảng cáo). Có rất nhiều chương trình nước ngoài, hoặctrường quốc tế quảng cáo rầm rộ, giảm 50% học phí, phát tờ rơi đầy một gócđường vẫn không thu hút được học sinh, sinh viên. Hãy dùng yếu tố con người làcông cụ quảng cáo hữu hiệu cho kinh doanh giáo dục. Như đã nói ở trên, ngườihọc là một sản phẩm quan trọng. Hãy giới thiệu sản phẩm quan trọng này vớikhách hàng, với thị trường qua nhiều kênh. Ví dụ, qua chương trình giao lưu, thithố tài năng; chương trình vừa học vừa làm đưa sinh viên đi khắp nơi làm việctrong mọi lĩnh vực. Và hãy dùng một công cụ mà người Việt đã biết sử dụng từ lâuđời. Đó là truyền miệng. Hãy đưa những giảng viên giỏi đi nói chuyện ở các tổchức, hiệp hội...Thứ 3 là Physical Evidence (Sự hữu hình). Giáo dục là một sản phẩm vô hình.Vậy làm sao có thể hữu hình hóa để khách hàng hiểu, chấp nhận và quyết địnhmua? Tùy vào đối tượng khách hàng mà trả lời câu hỏi này. Nếu đó là các bậc chamẹ tìm kiếm một trường mầm non cho con thì họ quan tâm đến những gì? Hãythiết kế chương trình phù hợp với mối quan tâm đó. .ếu đối tượng là người đi làmmuốn học thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA), thì cũng nên tìm hiểu họ quan tâmđến những gì?Cuối cùng là People (Con người). Phần lớn các hiệu trưởng, trưởng khoa và giáosư đại học ở các nước phát triển đều có ý thức thương mại hóa các nghiên cứu vàphát minh của mình. Họ quan hệ cực kỳ tốt với rất nhiều công ty trong lĩnh vực họnghiên cứu. Vì đây là cầu nối để đưa những sản phẩm quan trọng là sinh viên đếnvới thị trường.Doanh thu và mô hình kinh doanh trong giáo dụcLợi thế của mô hình kinh doanh giáo dục là vừa có thể là tổ chức phi lợi nhuậnvừa có thể là tổ chức doanh lợi. Ngoài làm giáo dục có thể kêu gọi tài trợ, hỗ trợ từcác doanh nghiệp nhưng vẫn có thể thu phí như bất kỳ mô hình kinh doanh nào.Đại học Harvard xin tiền tài trợ hằng năm cả trăm triệu USD, nhưng học phí củaTrường không rẻ chút nào.Nếu so sánh với mô hình kinh doanh khác, kinh doanh giáo dục cũng có thể đượcbán sỉ cho các doanh nghiệp, hoặc có thể bán lẻ cho cá nhân. Ví dụ, nếu kinhdoanh trường dạy tiếng Anh, bạn có thể bán những gói sản phẩm cho doanhnghiệp, hoặc có thể mở lớp dạy mọi đối tượng. Nhưng kinh doanh ngoại ngữ đượcxem là kinh doanh đại trà. Nếu kinh doanh giáo dục ở bậc sau đại học (thạc sĩ, tiếnsĩ) bạn có thể bán lẻ cho cá nhân đang đi l àm, sinh viên muốn học cao hơn. Môhình này được xem là sản phẩm cao cấp.