Bài báo nghiên cứu cơ sở lý thuyết của các tổ chức học tập mà ở đó mọi giảng viên có sự hỗ trợ lẫn nhau rất hiệu quả trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở đó, cùng với việc khảo sát ý kiến của 40 giảng viên của Đại học Đà Nẵng và một số trường bạn, tác giả phân tích sự cần thiết của một môi trường giảng dạy có sự hợp tác tốt và đưa ra 5 yếu tố cơ bản không thể thiếu nếu muốn xây dựng thành công nét văn hóa này tại khoa, cụ thể là: hợp tác tự nguyện và cởi mở, sinh hoạt chuyên môn định kỳ, quản lý và giao tiếp hài hòa, có văn hóa đánh giá giảng viên và đối xử bình đẳng giữa các thế hệ giảng viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng văn hóa hợp tác trong giảng dạy ở cấp khoa của trường đại họcXÂY DỰNG VĂN HÓA HỢP TÁC TRONG GIẢNG DẠY Ở CẤP KHOACỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌCNguyễn Hữu Quý*Đại học Đà NẵngTÓM TẮTTrong thời đại của toàn cầu hóa về giáo dục, các khoa của một trường đại học cần phải trở thànhnhững tổ chức học tập hiệu quả. Vì vậy, việc xây dựng một môi trường giảng dạy có tính hợp tácchặt chẽ giữa các giảng viên để tạo thành một nét văn hóa hợp tác trong giảng dạy của khoa là mộttrong những yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển vững chắc của khoa nói riêng và nhàtrường nói chung.Bài báo nghiên cứu cơ sở lý thuyết của các tổ chức học tập mà ở đó mọi giảng viên có sự hỗ trợlẫn nhau rất hiệu quả trong giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở đó, cùng vớiviệc khảo sát ý kiến của 40 giảng viên của Đại học Đà Nẵng và một số trường bạn, tác giả phântích sự cần thiết của một môi trường giảng dạy có sự hợp tác tốt và đưa ra 5 yếu tố cơ bản khôngthể thiếu nếu muốn xây dựng thành công nét văn hóa này tại khoa, cụ thể là: hợp tác tự nguyện vàcởi mở, sinh hoạt chuyên môn định kỳ, quản lý và giao tiếp hài hòa, có văn hóa đánh giá giảngviên và đối xử bình đẳng giữa các thế hệ giảng viên.Từ khóa: Tổ chức học tập, Văn hóa hợp tác, Hợp tác trong giảng dạy, Khoa của trường đại học,Bình đẳng giữa các thế hệĐẶT VẤN ĐỀCác trường đại học là nơi sản sinh và chuyểntải tri thức cho người học. Việc nâng cao chấtlượng giáo dục nói chung và giáo dục đại họcnói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớncủa các nhà quản lý giáo dục, giảng viên, sinhviên và toàn xã hội. Để tồn tại và phát triển bềnvững (sustainable development) trong môitrường toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thứchiện nay, các trường đại học phải là những tổchức học tập (learning organisations), trong đócác khoa và tập thể giảng viên trong khoa đóngvai trò cực kỳ quan trọng, góp phần vào sự lớnmạnh của nhà trường.Để nâng cao trình độ chuyên môn và khả năngnghiên cứu khoa học nhằm theo kịp sự pháttriển của xã hội-khoa học và công nghệ, ngườigiảng viên đại học không những phải chủ độngtrau dồi chuyên môn mà còn phải học tập suốtđời (lifelong learning). Có nhiều kênh thôngtin để nâng cao trình độ như thông qua sách,báo, tài liệu; phương tiện thông tin đại chúng,các khóa đào tạo bồi dưỡng,…nhưng quantrọng và hữu hiệu hơn cả là sự học hỏi, chia sẻkinh nghiệm lẫn nhau giữa các giảng viênTel: 0905.062.848; Email: nhquy@ac.udn.vntrong cùng chuyên ngành, tổ bộ môn trong mộtkhoa theo phương châm “học thầy không tàyhọc bạn”. Hay thậm chí là cần phải có sự hợptác theo chiều dọc tức là giữa giảng viên củatrường đại học này với giảng viên của trườngđại học khác, trong và ngoài nước.Theo ghi nhận của tác giả bằng cách quan sátthực tế, trao đổi với đồng nghiệp ở các trườngđại học và cao đẳng thành viên thuộc Đại họcĐà Nẵng cũng như các trường bạn ở khu vựcmiền Trung và Tây Nguyên, dưới các khíacạnh đặc trưng cho một môi trường làm việccó tính hợp tác như: hoạt động giảng dạy vànghiên cứu khoa học, sự tương tác – trao đổichuyên môn giữa các giảng viên, sự chia sẻnguồn thông tin, cách thức điều hành của lãnhđạo khoa, thì những yếu tố này đều đang tồntại ở các khoa của các trường và hầu hết giảngviên trong các cuộc trao đổi đều ý thức đượctầm quan trọng và sự cần thiết của một môitrường giảng dạy có tính hợp tác cao.Tuy nhiên, tại Đại học Đà Nẵng, trong khi nétvăn hóa này đang tồn tại rất rõ nét tại một sốkhoa có bề dày thành tích trong hoạt độnggiảng dạy và nghiên cứu khoa học, có đội ngũcán bộ giảng viên có tinh thần đoàn kết cao vàthường xuyên hỗ trợ lẫn nhau rất tốt, nó vẫnSố hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyênhttp://www.lrc-tnu.edu.vn| 150Nguyễn Hữu QuýTạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆcòn khá mờ nhạt ở rất nhiều khoa khác, thậmchí còn có sự cạnh tranh lẫn nhau rõ rệt giữacác thành viên trong những khoa này khiếnkhoa không thể phát triển được bởi không cósự đồng thuận và đồng tâm hiệp lực của tậpthể cán bộ giảng viên trong khoa.Từ lý do đó, bài báo phân tích sự cần thiếtphải xây dựng một môi trường giảng dạy cósự hợp tác tốt giữa các giảng viên trong khoanhằm đánh thức ý thức tự giác hợp tác củagiảng viên Đại học Đà Nẵng nói riêng và củatất cả các cơ sở giáo dục đại học nói chung.Sự phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết của cáctổ chức học tập và số liệu khảo sát bằng phiếuhỏi ý kiến của 40 giảng viên của Đại học ĐàNẵng và một số trường bạn. Việc chọn mẫunghiên cứu được phân bố đồng đều giữa cácđối tượng, có sự khác nhau về độ tuổi, thâmniên công tác, trình độ chuyên môn và chứcvụ trong khoa.Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung bàiviết gồm có 5 phần:1. Vai trò của khoa trong trường đại học;2. Xây dựng khoa trở thành một tổ chức họctập hiệu quả;3. Sự cần thiết phải có một môi trường giảngdạy có tính hợp tác tốt ở khoa;4. Các yếu tố cơ bản cấu thành một môitrường giảng dạy có tính hợp tác ở cấp khoacủa trường đại học;5. Một số ...