Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 8Thiên năm mươi lăm: TRƯỜNG THÍCH TIẾT LUẬN Thích gia không cần phải chẩn, chỉ nghe bệnh nhân nói, cũng có thể thấu được bệnh tình [1]. Bệnh tại đầu, nhức đầu, dùng “tàng châm” (1) để thích. Thích tới cốt, bệnh khỏi, sẽ thôi. Phàm thích, đừng làm thương đến cốt nhục và bì. Bì là con đường để châm (2) [2]. Phàm trị về hàn nhiệt, phải dùng âm thích. Phương pháp âm thích, thích vào chính huyệt một châm, thích vào bàng huyệt 4 châm [3]. Nếu bệnh...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 8Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 8 Thiên năm mươi lăm: TRƯỜNG THÍCH TIẾT LUẬN Thích gia không cần phải chẩn, chỉ nghe bệnh nhân nói, cũng có thể thấu được bệnhtình [1]. Bệnh tại đầu, nhức đầu, dùng “tàng châm” (1) để thích. Thích tới cốt, bệ nh khỏi, sẽthôi. Phàm thích, đừng làm thương đến cốt nhục và bì. Bì là con đường để châm (2)[2]. Phàm trị về hàn nhiệt, phải dùng âm thích. Phương pháp âm thích, thích vào chínhhuyệt một châm, thích vào bàng huyệt 4 châm [3]. Nếu bệnh nặng và lâu, nên điều trị Đại tàng. Phàm thích Đại tàng, nên thích ở lưngmà cho gần tới Tàng. Bởi dư huyệt của Tàng ở lưng [4]. Thích ở Du mà gần tới Tàng, thời tàng khí với châm sẽ hợp nhau, mà chứng hànnhiệt ở trong phúc sẽ bài trừ hết [5]. Nhưng cái cốt yếu của phép thích, không nên để cho huyết ra quá nhiều, chỉ phátchâm nóâng cho huyết ra ít thôi [6]. Trị chứng ung thũng (mụn, sưng, nát), nên thích ngay trên Ung. Trong xem ung lớnhay nhỏ, để định sự thích sâu hay nóâng [7]. Thích ung lớn, nên cho ra nhiều huyết, thích ung nhỏ, nên để nóâng châm [8]. Phải giữ châm cho thật ngay, đừng để phạm đến thịt lành. Thích vừa đúng chỗ cómáu mủ thì thôi [9]. Bệnh tại Thiếu phúc, có vật uất tích. Nhận ở Thiếu phúc, chỗ nào da “cồn dầy” lênthời thích. Lại thích ở hai bên đốt xương, Tân du sống thứ tư, thích ở hai bên yêu cốt,hai bên hiếp lặc... Để dẫn cho nhiệt khí ở trong phúc do dưới châm mà tiết ra, ý xá,Kinh môn [10]. Bệnh tại Thiếu phúc, phúc thống không đại, tiểu tiện được, gọi là Sán, th ích ở Thiếuphúc, hai đùi, yêu và khỏa cốt... Thích để mũi châm lâu sẽ rút ra, nhiệt khí tiết ra hết,bệnh sẽ khỏi [11]. Bệnh tại cân, cân rút, khớp đau, không thể đi được, gọi là Cân tý. Vì thế phải thích ởtrên cân, thích ở khoảng phận nhục, nhưng không được để trúng vào xương. Cân đãthư, bệnh sẽ hết, cân đã nóng, bệnh sẽ khỏi, và thôi không phải nữa [12]. Bệnh tại cơ phụ, cơ phụ đều đau, gọi là Cơ tý. Bệnh này gây nên bởi hàn thấp, phảithích ở đại phận nhục, tiểu phận nhục [13]. Châm nhiều huyệt và sâu, để cho khí nhiệt dẫn đến. Nhưng đừng làm thương đếncân cốt [14]. Nếu thương đến cân cốt, sẽ biến thành chứng nan hoán (tay chân rã rời bất toại bêntả, hoặc bên hữu) chờ bao giờ các phận nhục nhiệt đều, bệnh sẽ khỏi, và thôi khôngphải châm [15]. Bệnh tại cốt, cốt nặng không thể cử động được. Cốt tủy toan thống, do hàn khí phạmvào, gọi là Cốt tý. Phải thích sâu, đừng làm thương đến mạch và nhục. Vì con đườngcủa nó phải đi qua Đại, tiểu phận nhục. Khi nào trong cốt nóng đều, bệnh khỏi, sẽ thôikhông phải châm [16]. Có chứng bệnh, lúc mới phát, thường mỗi năm phát sinh một lần, nếu không chữa,dần dần đến mỗi tháng một lần, hoặc ba bốn lần gọi là bệnh... Điên. Thích ở các phậnnhục, các mạnh. Nếu không có chứng hàn, thời dùng châm để làm cho điều hòa, bệnhkhỏi sẽ thôi không phải châm [17]. Bệnh thuộc về phong, vừa hàn, vừa nhiệt, nhiệt hãn toát ra, nhiều lần. Trước hãythích vào các phận lý, lạc, mạch. Nếu hãn vẫn ra, mà vẫn cứ hàn vừa nhiệt, thời bangày thích một lần, thích tới trăm ngày thì khỏi bệnh [18]. Bệnh đại phong (tức lệ phong), các khớp xương nặng nề, râu. Thích ở cơ nhục, đểcho hãn ra, một trăm ngày thích ở cốt tuỷ, để cho hãn ra, một trăm ngày gọi là chứngĐại phong khoảng hai trăm ngày, râu và lông mày mọc lại, thì không châm nữa ( 1) [19]. Thiên năm mươi sáu: BÌ BỘ LUẬN Hoàng Đế hỏi: Tôi nghe bì (da) có phận bộ, mạch có kinh kỷ, cân có kết lạc, cốt có độ lượng... Chủvề bệnh đều có khác nhau. Vậy tả, hữu, trên, dưới và Âm, Dương ở đâu, sinh ra bệnhtrước sau thế nào, xin cho biết rõ [1]. Kỳ Bá thưa rằng: Muốn biết bì bộ, phải dùng Kinh mạch để ghi nhớ. Các Kinh khác đều như vậy (1) [2]. Dương Lạc của Dương Minh, gọi là Hai phi. Trên dưới (tức Thủ, Túc Dương Minh)cùng một phép xét nhận. Hễ thấy trong bộ phận, có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc củaDương Minh. Trông xem sắc của nó, nếu xanh nhiều là “thống”, đen nhiều là “tý” hoàngvà xích là nhiệt, trắng nhiều là hàn. Nếu năm sắc đều hiện làvừa hàn vừa nhiệt. Ở Lạcmà thịnh (nhiều), sẽ dẫn vào Kinh (1). Dương chủ về bệnh ở ngoài, Âm chủ về bệnh ởtrong. (2) [3]. Dương lạc của Thiếu dương, gọi là Khu trì. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễthấy trong bộ phận có “phù lạc” hiện lên, tức là Lạc của Thiếu dương. Lạc thịnh thờidẫn vào kinh. Cho nên ở Dương thời chủ dẫn vào, ở âm thời chủ d ẫn ra, để lại thấmvào trong. Các kinh khác đều như vậy. (1) [4]. Dương lạc của Thái dương gọi là quan khu, trên dưới cùng một phương pháp. Hễthấy trong bộ phận có phù lạc hiện lên tức là Lạc của Thái dương. Lạc thịnh thời dẫnvào Kinh [5]. Âm lạc của Thiếu âm gọi là Khu nhu. Trên dưới cùng một phương pháp. Hễ thấytrong bộ phận có phù lạc hiện lên, tức là Lạc của Thiếu âm. Lạc thịnh thời dẫn vàoKinh. Khi dẫn vào Kinh, qua Dương bộ để rót vào Kinh, khi dẫn ra, do âm bộ rót vàotrong ...