Danh mục

Án lệ của trọng tài đầu tư quốc tế: Vai trò và việc sử dụng vào giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 604.10 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nghiên cứu vai trò của án lệ trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế, qua đó tìm hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc vận dụng án lệ trọng tài đầu tư quốc tế trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn học pháp luật đầu tư quốc tế tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Án lệ của trọng tài đầu tư quốc tế: Vai trò và việc sử dụng vào giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế ÁN LỆ CỦA TRỌNG TÀI ĐẦU TƯ QUỐC TẾ: VAI TRÒ VÀ VIỆC SỬ DỤNG VÀO GIẢNG DẠY, NGHIÊN CỨU TRONG LĨNH VỰC PHÁP LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ Trần Thăng Long214 Tóm tắt Đối với hệ thống thông luật (common law), án lệ có vị trí và vai trò hết sức quan trọng, chúng là nguồn luật không thành văn áp dụng để giải quyết các vấn đề tương tự và là cơ sở để đảm bảo sự nhất quán trong hoạt động xét xử. Trong lĩnh vực pháp luật quốc tế nói chung và pháp luật đầu tư quốc tế nói riêng, các án lệ không được coi là nguồn pháp lý mà được sử dụng như những phương tiện bổ trợ. Mặc dù vậy, các phán quyết của hội đồng trọng tài đầu tư quốc tế có những vai trò và đóng góp nhất định: chúng là phương tiện quan trọng để xác định các tiêu chuẩn pháp lý, làm sáng tỏ nội dung của các điều khoản hiệp định đầu tư quốc tế và đóng góp đáng kể vào quá trình phát triển của pháp luật đầu tư quốc tế. Ở Việt Nam, án lệ thường được tiếp cận như một loại phương tiện bổ trợ nguồn của pháp luật đầu tư quốc tế, tuy nhiên, những nghiên cứu về vai trò của án lệ là khá khiêm tốn. Thêm vào đó, việc vận dụng án lệ vào hoạt động nghiên cứu và giảng dạy môn học pháp luật quốc tế còn tương đối hạn chế. Bài viết nghiên cứu vai trò của án lệ trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế, qua đó tìm hiểu ý nghĩa và sự cần thiết của việc vận dụng án lệ trọng tài đầu tư quốc tế trong việc nghiên cứu và giảng dạy môn học pháp luật đầu tư quốc tế tại Việt Nam. Từ khóa: án lệ, trọng tài, đầu tư quốc tế, tranh chấp đầu tư, phương tiện bổ trợ 1. Đặt vấn đề Trong công pháp quốc tế, án lệ hay những bản án, quyết định xét xử của Tòa án quốc tế (judicial decisions) được xác định là một phương tiện bổ trợ nguồn của luật quốc tế hay đầy đủ hơn là “những phương tiện bổ trợ để xác định các quy tắc pháp luật”.215 Thuật ngữ “án lệ” được đề cập đến tại điều 38(1) Quy chế Tòa án quốc tế.216 Trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế, các “án lệ” được hiểu là các phán quyết trọng tài đầu tư quốc tế, các tòa này được thiết lập nhằm giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ đầu tư quốc tế, chủ yếu là các tranh chấp phát sinh giữa nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư (investor-state dispute). Vấn đề đặt ra là các án lệ có vị trí và vai trò như thế nào trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế? Thứ nhất, trong luật quốc tế, những phán quyết trước đó có liên quan đến nội dung của vụ tranh chấp hoặc tình tiết tương tự về tính chất và nội dung vụ việc thường luôn 214 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Luật học, P. Trưởng Khoa (phụ trách) Khoa Ngoại ngữ Pháp lý, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0979213099. email: ttlong@hcmulaw.edu.vn. 215 Trong nhiều giáo trình luật quốc tế và tài liệu giảng dạy môn học luật quốc tế, án lệ thường được coi như là một trong những loại nguồn bổ trợ của luật quốc tế 216 Điều 38(1) Quy chế Tòa án quốc tế. 147 được viện dẫn nhằm làm rõ hoặc củng cố những lập luận của Tòa án công lý quốc tế217 và thực tiễn xét xử của Tòa đã cho thấy sự áp dụng khá phổ biến của các án lệ trước đó.218 Các án lệ được viện dẫn là những phán quyết của một hội đồng trọng tài cụ thể về một tranh chấp trước đó.219 Khác với việc áp dụng “án lệ” trong hệ thống thông luật, các án lệ đầu tư quốc tế không có giá trị như là “luật” bắt buộc thi hành đối với các bên tranh chấp cũng như đối với các vụ việc khác tương tự xảy ra sau đó.220 Tuy nhiên, các án lệ trong lĩnh vực đầu tư quốc tế có những vai trò khá quan trọng trong sự hình thành và phát triển của pháp luật đầu tư quốc tế. Thứ hai, Điều 38(1) Quy chế Tòa án quốc tế sử dụng thuật ngữ “quyết định tư pháp” thay vì “án lệ” (judicial decisions), tuy nhiên, thuật ngữ này còn được hiểu theo nghĩa là các án lệ (tiền lệ pháp – precedents). Trong lĩnh vực pháp luật đầu tư quốc tế, chúng là các án lệ được ban hành bởi tòa trọng tài đầu tư được thành lập theo một hiệp định đầu tư song phương (BITs) hay trên cơ sở thỏa thuận chọn lựa cơ chế giải quyết tranh chấp.221 Một tòa trọng tài đầu tư không chỉ viện dẫn những án lệ của chính mình mà có thể viện dẫn án lệ của các cơ quan tài phán quốc tế khác, chẳng hạn như các án lệ của Tòa án Công lý quốc tế liên quan tới vụ tranh chấp,222 “Án lệ” do đó được hiểu theo nghĩa rộng để chỉ thực tiễn xét xử của các thiết chế tài phán quốc tế.223 Trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đầu tư quốc tế, chủ yếu là các tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và quốc gia tiếp nhận đầu tư (ISDS),224 các tòa trọng tài 217 Ví dụ như trong vụ Maritime Delimitation in the Black Sea (Romania v. Ukraine) năm 2009 Tòa đã viện dẫn trong phán quyết của mình các vụ trước đó như Continental Shelf (Libyan Arab Jamahiriya/Malta) (Judgment, I.C.J. Reports 1985; Territorial and Maritime Dispute between Nicaragua and Honduras in the Caribbean Sea (Nicaragua v. Honduras), Judgment of 8 October 2007; Fisheries (United Kingdom v. Norway), Judgment, I.C.J. Reports 1951; North Sea Continental Shelf (Federal Republic of Germany/Denmark; Federal Republic of Germany/Netherlands), Judgment, I.C.J. Reports 1969,… Trong vụ Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan (Indonesia/Malaysia) năm 2003, Tòa đã viện dẫn những vụ do Tòa xử trước đó như Frontier Dispute (Burkina Faso/Republic of Mali), Judgment, I.C.J. Reports 1986; Land and Maritime Boundary between Cameroon and Nigeria (Cameroon v. Nige- ria: Equatorial Guinea intervening), Judgment, I.C.J. Reports 2002 hay những vụ không do Tòa xử như vụ Island of Palmas Case (Netherlands/United States of America) năm 1929. Xem International Court of Justice website http://www.icj-cij.org/docket/files/130/14492.pdf. 218 Xem M. Shahabuddeen, Precedent in the World Court, 1996 trích trong Peter Malanczu ...

Tài liệu được xem nhiều: