Án lệ và việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật dân sự
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 593.26 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này nhằm tìm hiểu một số vấn đề chung liên quan đến án lệ cũng như việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật nói chung và môn Luật dân sự nói riêng. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đóng góp một số ý kiến nhằm góp ý đối với giảng viên và nhà trường hiện nay trong việc phát triển phương pháp giảng dạy luật thông qua án lệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Án lệ và việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật dân sự ÁN LỆ VÀ VIỆC VẬN DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢNG DẠY LUẬT DÂN SỰ Nguyễn Thị Vy Quý423 Tóm tắt Từ khi được ghi nhận là một nguồn luật chính thức tại Việt Nam, án lệ đã và đang góp phần thể hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong thực tiễn xét xử tại các Tòa án. Về góc độ giảng dạy luật tại các cơ sở đào tạo, việc vận dụng án lệ vào giảng dạy luật vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn đến. Bài viết này nhằm tìm hiểu một số vấn đề chung liên quan đến án lệ cũng như việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật nói chung và môn Luật dân sự nói riêng. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đóng góp một số ý kiến nhằm góp ý đối với giảng viên và nhà trường hiện nay trong việc phát triển phương pháp giảng dạy luật thông qua án lệ. Từ khóa: Án lệ, vận dụng án lệ, giảng dạy luật, phương pháp. 1. Đặt vấn đề Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có 43 án lệ được công bố và thường xuyên áp dụng trong thực tiễn xét xử tại Tòa án, trong đó có 23 án lệ về dân sự, 7 án lệ về hình sự, 8 án lệ về kinh doanh, thương mại, còn lại là các án lệ về lao động, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính424. Như vậy, có thể khẳng định rằng án lệ đã được quan tâm và phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, tại Điểm g Khoản 4 Mục II Điều 1 Quyết định số 74/QĐ-TANDTC của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển án lệ của tòa án nhân dân tối cao” có quy định chủ trương “khuyến khích đưa án lệ vào hoạt động đào tạo luật”. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển án lệ trong chiến lược cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước ta quan tâm những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy rằng việc vận dụng án lệ vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật không phải là một điều đơn giản và phổ biến vì nhiều lý do khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ tập trung trình bày một số vấn đề chung liên quan đến án lệ cũng như việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật nói chung và môn Luật dân sự nói riêng. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số quan điểm cá nhân nhằm góp ý đối với giảng viên và nhà trường trong việc phát triển phương pháp giảng dạy luật thông qua án lệ. 2. Khái quát chung về án lệ 2.1. Khái niệm án lệ 423 Thạc sĩ, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, email: quyntv@uel.edu.vn. 424 Xem chi tiết nội dung các án lệ tại: https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/home, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 253 Từ trước đến nay, án lệ luôn được coi là nguồn luật quan trọng bên cạnh nguồn luật thành văn, là cơ sở pháp lý để Tòa án áp dụng giải quyết các tranh chấp. Theo quan điểm của các nước thuộc hệ thống thông luật (common law), án lệ có giá trị bắt buộc và được hình thành nên từ con đường Tòa án. Các thẩm phán ở các nước này khi xét xử có xu hướng tuân theo án lệ như một tập quán bởi lẽ: thứ nhất, tuân theo án lệ nhằm đảm bảo tính nhất quán của pháp luật. Thứ hai, án lệ tạo ra công bằng bởi hai vụ việc giống nhau được xét xử như nhau. Thứ ba, tuân theo án lệ tạp ra sự ổn của pháp luật. Thứ tư, tuân theo án lệ sẽ là giải pháp làm tăng hiệu quả xét xử của các thẩm phán trên cơ sở học tập kinh nghiệm xét xử từ án lệ.425 Án lệ trong hệ thống của các nước thông luật gắn với học thuyết án lệ (the doctrine of precedent) trong đó án lệ có tính ràng buộc. Đối với các nước thuộc hệ thống dân luật thành văn (civil Law), khái niệm về tính ràng buộc chính thức của án lệ nhìn chung không được thừa nhận. Vì vậy, điểm nổi bật trong sự khác biệt về án lệ giữa hệ thống thông luật và dân luật thành văn là ở chỗ án lệ là nguồn luật chính thức trong hệ thống thông luật thì án lệ ở các nước dân luật lại được coi là nguồn luật thứ cấp trong hệ thống dân luật.426 Tại Việt Nam, vốn là một đất nước thuộc hệ thống dân luật, do đó pháp luật thành văn luôn được coi trọng và đề cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà án lệ không được đề cập và áp dụng. Ngược lại, thuật ngữ án lệ đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời xa xưa. Trải qua một thời gian dài cho đến năm 2015, án lệ đã được chính thức công nhận là một nguồn luật tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP). Đây được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự ghi nhận về cơ sở pháp lý của án lệ tại Việt Nam trong thời kỳ xã hội mới. Đến ngày 18/6/2019, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP) được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/07/2019 có giá trị thay thế Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP. Theo đó, tại Điều 1 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP thì án lệ được hiểu “là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm án lệ được hiểu dựa trên nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau tùy theo từng quốc gia theo hệ thống thông luật hay hệ thống dân luật. Với khái niệm án lệ được đề cập tại Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã khái quát khá đầy đủ nội hàm của án lệ. Khái niệm này được giữ lại từ khi án lệ được chính thức ghi nhận tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP và được coi là một bước tiến của nền tư pháp Việt 425 Nguyễn Văn Nam (2011), Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.6. 426 Đoàn Thị Ngọc Hải (2016), Lý luận và thực tiễn áp dụng án lệ và kiến ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Án lệ và việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật dân sự ÁN LỆ VÀ VIỆC VẬN DỤNG ÁN LỆ TRONG GIẢNG DẠY LUẬT DÂN SỰ Nguyễn Thị Vy Quý423 Tóm tắt Từ khi được ghi nhận là một nguồn luật chính thức tại Việt Nam, án lệ đã và đang góp phần thể hiện tốt vai trò quan trọng của mình trong thực tiễn xét xử tại các Tòa án. Về góc độ giảng dạy luật tại các cơ sở đào tạo, việc vận dụng án lệ vào giảng dạy luật vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn đến. Bài viết này nhằm tìm hiểu một số vấn đề chung liên quan đến án lệ cũng như việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật nói chung và môn Luật dân sự nói riêng. Trên cơ sở đó, bài viết cũng đóng góp một số ý kiến nhằm góp ý đối với giảng viên và nhà trường hiện nay trong việc phát triển phương pháp giảng dạy luật thông qua án lệ. Từ khóa: Án lệ, vận dụng án lệ, giảng dạy luật, phương pháp. 1. Đặt vấn đề Tính đến thời điểm hiện tại, ở Việt Nam đã có 43 án lệ được công bố và thường xuyên áp dụng trong thực tiễn xét xử tại Tòa án, trong đó có 23 án lệ về dân sự, 7 án lệ về hình sự, 8 án lệ về kinh doanh, thương mại, còn lại là các án lệ về lao động, tố tụng dân sự và tố tụng hành chính424. Như vậy, có thể khẳng định rằng án lệ đã được quan tâm và phát triển tại Việt Nam trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, tại Điểm g Khoản 4 Mục II Điều 1 Quyết định số 74/QĐ-TANDTC của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ngày 31/10/2012 về việc phê duyệt Đề án “Phát triển án lệ của tòa án nhân dân tối cao” có quy định chủ trương “khuyến khích đưa án lệ vào hoạt động đào tạo luật”. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển án lệ trong chiến lược cải cách tư pháp được Đảng và Nhà nước ta quan tâm những năm qua. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay cho thấy rằng việc vận dụng án lệ vào giảng dạy tại các cơ sở đào tạo luật không phải là một điều đơn giản và phổ biến vì nhiều lý do khác nhau. Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả sẽ tập trung trình bày một số vấn đề chung liên quan đến án lệ cũng như việc vận dụng án lệ trong giảng dạy luật nói chung và môn Luật dân sự nói riêng. Từ đó, tác giả cũng đưa ra một số quan điểm cá nhân nhằm góp ý đối với giảng viên và nhà trường trong việc phát triển phương pháp giảng dạy luật thông qua án lệ. 2. Khái quát chung về án lệ 2.1. Khái niệm án lệ 423 Thạc sĩ, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, email: quyntv@uel.edu.vn. 424 Xem chi tiết nội dung các án lệ tại: https://anle.toaan.gov.vn/webcenter/portal/anle/home, truy cập lần cuối ngày 4/11/2021. 253 Từ trước đến nay, án lệ luôn được coi là nguồn luật quan trọng bên cạnh nguồn luật thành văn, là cơ sở pháp lý để Tòa án áp dụng giải quyết các tranh chấp. Theo quan điểm của các nước thuộc hệ thống thông luật (common law), án lệ có giá trị bắt buộc và được hình thành nên từ con đường Tòa án. Các thẩm phán ở các nước này khi xét xử có xu hướng tuân theo án lệ như một tập quán bởi lẽ: thứ nhất, tuân theo án lệ nhằm đảm bảo tính nhất quán của pháp luật. Thứ hai, án lệ tạo ra công bằng bởi hai vụ việc giống nhau được xét xử như nhau. Thứ ba, tuân theo án lệ tạp ra sự ổn của pháp luật. Thứ tư, tuân theo án lệ sẽ là giải pháp làm tăng hiệu quả xét xử của các thẩm phán trên cơ sở học tập kinh nghiệm xét xử từ án lệ.425 Án lệ trong hệ thống của các nước thông luật gắn với học thuyết án lệ (the doctrine of precedent) trong đó án lệ có tính ràng buộc. Đối với các nước thuộc hệ thống dân luật thành văn (civil Law), khái niệm về tính ràng buộc chính thức của án lệ nhìn chung không được thừa nhận. Vì vậy, điểm nổi bật trong sự khác biệt về án lệ giữa hệ thống thông luật và dân luật thành văn là ở chỗ án lệ là nguồn luật chính thức trong hệ thống thông luật thì án lệ ở các nước dân luật lại được coi là nguồn luật thứ cấp trong hệ thống dân luật.426 Tại Việt Nam, vốn là một đất nước thuộc hệ thống dân luật, do đó pháp luật thành văn luôn được coi trọng và đề cao. Tuy nhiên, không phải vì thế mà án lệ không được đề cập và áp dụng. Ngược lại, thuật ngữ án lệ đã xuất hiện tại Việt Nam từ thời xa xưa. Trải qua một thời gian dài cho đến năm 2015, án lệ đã được chính thức công nhận là một nguồn luật tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành ngày 28/10/2015 về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP). Đây được coi là một bước ngoặt đánh dấu sự ghi nhận về cơ sở pháp lý của án lệ tại Việt Nam trong thời kỳ xã hội mới. Đến ngày 18/6/2019, Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quy định về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ (Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP) được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 15/07/2019 có giá trị thay thế Nghị quyết 03/2015/NQ-HĐTP. Theo đó, tại Điều 1 Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP thì án lệ được hiểu “là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một vụ việc cụ thể được Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Toà án nhân dân tối cao công bố là án lệ để các Toà án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”. Như vậy, có thể thấy rằng khái niệm án lệ được hiểu dựa trên nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau tùy theo từng quốc gia theo hệ thống thông luật hay hệ thống dân luật. Với khái niệm án lệ được đề cập tại Nghị quyết số 04/2019/NQ-HĐTP đã khái quát khá đầy đủ nội hàm của án lệ. Khái niệm này được giữ lại từ khi án lệ được chính thức ghi nhận tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP và được coi là một bước tiến của nền tư pháp Việt 425 Nguyễn Văn Nam (2011), Lý luận và thực tiễn về án lệ trong hệ thống pháp luật của các nước Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức và những kiến nghị đối với Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Đại học Luật Hà Nội, tr.6. 426 Đoàn Thị Ngọc Hải (2016), Lý luận và thực tiễn áp dụng án lệ và kiến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Án lệ Việt Nam Án lệ quốc tế Giảng dạy luật dân sự Phương pháp giảng dạy luật Vận dụng án lệTài liệu liên quan:
-
12 trang 29 0 0
-
Lẽ công bằng trong một số án lệ tại Việt Nam
11 trang 28 0 0 -
5 trang 26 0 0
-
Ý nghĩa và thực tiễn áp dụng án lệ trong hoạt động xét xử của Tòa án Việt Nam
5 trang 24 0 0 -
Bình luận án lệ số 41/2021/AL về chấm dứt hôn nhân thực tế
6 trang 22 0 0 -
Án lệ 36/2020/AL và quy định về bên ngay tình
5 trang 22 0 0 -
12 trang 22 0 0
-
Thực tiễn sau 6 năm áp dụng án lệ tại Việt Nam
6 trang 22 0 0 -
Áp dụng án lệ về kinh doanh thương mại trong hoạt động xét xử của tòa án tại Việt Nam
22 trang 22 0 0 -
Sự cần thiết của việc áp dụng án lệ trong lĩnh vực tư pháp quốc tế Việt Nam
12 trang 20 0 0