Danh mục

Ảnh hưởng của việc trồng hoa đào đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 757.80 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài báo là xác định giá trị pH, hàm lượng mùn và 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây là N, P, K ở dạng dễ tiêu trong đất. Mẫu đất được lấy ở ruộng trồng hoa Đào theo thời gian canh tác khác nhau (< 5 năm; 6-10 năm và > 10 năm).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của việc trồng hoa đào đến một số chỉ tiêu hóa tính của đất tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG HOA ĐÀO ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU HÓA TÍNH CỦA ĐẤT TẠI PHƯỜNG ĐÌNH BẢNG, THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH Nguyễn Thị Tuyết1 Nguyễn Thu Hường2 Tóm tắt: Việc canh tác cây hoa Đào đang mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy, ruộng trồng hoa Đào với chu kỳ lâu năm làm đất bị mất cân bằng dinh dưỡng. Để có cơ sở xác định ảnh hưởng trồng hoa Đào đến đồ phì nhiêu của đất thì việc nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa tính đất là cần thiết. Nội dung bài báo là xác định giá trị pH, hàm lượng mùn và 3 nguyên tố dinh dưỡng đa lượng quan trọng đối với cây là N, P, K ở dạng dễ tiêu trong đất. Mẫu đất được lấy ở ruộng trồng hoa Đào theo thời gian canh tác khác nhau (< 5 năm; 6-10 năm và > 10 năm). Kết quả nghiên cứu cho thấy: pH đất ở mức chua ít (pHKCl từ 4,64-5,35). Hàm lượng mùn ở mức trung bình từ 2,76-3,98%. Hàm lượng NH4+ ở mức nghèo đến trung bình từ 1,11-3,31 mg/100g đất. Hàm lượng P2O5 dễ tiêu và K2O dễ tiêu ở mức nghèo đến giàu tương ứng là 2,09-26,30 mg/100g đất và 6,59- 18,37 mg/100 g đất. Cần có biện pháp bổ sung vôi, chất hữu cơ và phân bón vô cơ hợp lý cho cây hoa Đào phát triển tốt. Từ khóa: Cây hoa Đào, canh tác, tính chất đất, Đình Bảng 1. Mở đầu Phường Đình Bảng, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có vị trí địa lý thuận lợi, phía Nam và phía Tây đều giáp với thành phố Hà Nội. Việc hình thành vùng thâm canh cây hoa Đào từ năm 2002 đến nay đã đem hiệu quả kinh tế cao cho người dân vì cây hoa Đào luôn được thị trường ngày Tết ưa chuộng. Chính quyền địa phương đã khuyến khích, hỗ trợ nhân dân mở rộng vùng trồng hoa Đào. Đến thời điểm hiện tại, tổng diện tích trồng hoa đào toàn phường là 71,6 ha, chiếm 18% tổng diện tích nông nghiệp [1]. Tuy nhiên, thực tế sản xuất hiện nay tại phường Đình Bảng cho thấy, sau một thời gian trồng, do cây hoa Đào hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng trong đất làm đất bị mất cân bằng dẫn đến cây hoa Đào phát triển còi cọc ở các chu kỳ sản xuất tiếp theo. Người dân phải mua đất mới hoặc đảo đất từ tầng dưới lên để cây hoa Đào có thể phát triển tốt được. Tại Việt Nam, đã có nhiều công trình nghiên cứu về tính chất đất tại các vùng canh tác các cây trồng khác nhau như đất trồng lúa, đất trồng cam, đất trồng cây có múi [2], [3], [4] nhưng chưa có công trình nào công bố về tính chất đất vùng trồng hoa Đào. Chính vì vậy, nghiên cứu một số chỉ tiêu hóa tính của đất trồng hoa Đào sẽ là rất cần thiết để làm cơ sở xác định ảnh hưởng trồng hoa Đào đến đồ phì nhiêu của đất từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, cải tạo đất hướng tới vùng sản xuất nông nghiệp bền vững cho địa phương. 1. ThS, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 2. ThS, Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên 116 NGUYỄN THỊ TUYẾT, NGUYỄN THU HƯỜNG 2. Đối tương và phương pháp nghiên cứu * Đối tượng và địa điểm nghiên cứu - Đối tượng: tình hình canh tác cây hoa Đào tại địa phương, đất ruộng trồng hoa Đào có thời gian trồng khác nhau: đất ruộng mới trồng ≤ 5 năm (là các ruộng mới chuyển đổi sang trồng hoa Đào); đất ruộng trồng 6-10 năm (là các ruộng chiếm phần lớn diện tích, cây hoa Đào ở giai đoạn sinh trưởng và phát triển nhanh); đất ruộng trồng >10 năm (là các ruộng trồng từ khi đưa cây hoa Đào vào địa phương) - Các chỉ tiêu đánh giá tính chất đất: pH của đất, hàm lượng dinh dưỡng dễ tiêu niơ, phốt pho và kali. * Phương pháp nghiên cứu - Các thông tin thống kê kiểm kê đất đai, hiện trạng sử dụng đất, cơ cấu mùa vụ,..... được thu thập từ ủy ban nhân nhân phường Đình Bảng. Thông tin về nông hộ, chế độ chăm sóc cây hoa Đào được tiến hành bằng phương pháp khảo sát thực địa kết hợp phỏng vấn trực tiếp người dân trồng hoa Đào. - Số lượng mẫu đất thu thập: 15 mẫu đất tại khu vực cánh đồng của các khu phố có diện tích trồng hoa Đào nhiều đó là: khu phố Bà La, Đình, Trung Hòa, Tỉnh Cầu, Xuân Đài, Cao Lâm, Ao Sen. Thông tin mẫu đất nghiên cứu thể hiện ở bảng 1. Bảng 1. Thông tin mẫu đất nghiên cứu Thời gian Ký hiệu mẫu STT Vị trí ruộng trồng đất Ruộng trồng hoa Đào được 1 năm thuộc khu 1 MĐ1 phố Đình, xứ đồng VườnXóm Ruộng trồng hoa Đào được 2 năm thuộc khu 2 MĐ2 phố Ao Sen, xứ đồng Tân Phá Ruộng trồng hoa Đào được 3 năm thuộc khu 3 ≤ 5 năm MĐ3 phố Xuân Đài, xứ đồng Bãi Đồng Bông Ruộng trồng hoa Đào được 4 năm thuộc khu 4 MĐ4 phố Xuân Đài, xứ đồng Bãi Đồng Bông Ruộng trồng hoa Đào được 5 năm thuộc khu 5 MĐ5 phố Xuân Đài, xứ đồng Bãi Đồng Bông Ruộng trồng hoa Đào được 6 năm thuộc khu 6 MĐ6 phố Bà La, xứ đồng Gốc Sữa Ruộng trồng hoa Đào được 7 năm thuộc khu 7 6-10 năm MĐ7 phố Đình, xứ đồng Vườn Xóm Ruộng trồng hoa Đào được 8 năm thuộc khu 8 MĐ8 phố Ao Sen, xứ đồng Tân Phá 117 ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC TRỒNG HOA ĐÀO... Ruộng trồng hoa Đào được 9 năm thuộc khu 9 MĐ9 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: