Danh mục

Áp dụng án lệ ở Trung Quốc - hàm ý chính sách và một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 525.08 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết tập trung làm rõ ba vấn đề chính: Bối cảnh thừa nhận, xây dựng và áp dụng án lệ ở Trung Quốc; Quan điểm, nhận thức và chính sách áp dụng án lệ ở Trung Quốc; Và cuối cùng là Hàm ý chính sách và một số gợi mở, kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng án lệ.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Áp dụng án lệ ở Trung Quốc - hàm ý chính sách và một số kinh nghiệm cho Việt Nam ÁP DỤNG ÁN LỆ Ở TRUNG QUỐC - HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Tạ Quốc Liễu NCS ngành Luật DS và TTDS, Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TP. HCM Lời dẫn Trung Quốc là một quốc gia thuộc hệ thống dân luật (civil law). Vì vậy, ở Trung Quốc pháp luật thành văn luôn là ưu tiên hàng đầu, là nguồn luật quan trọng bậc nhất trong hoạt động tư pháp. Tuy vậy, những năm gần đây việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng án lệ ở quốc gia này đạt được nhiều bước tiến rõ rệt. Điều này mang đến một số kinh nghiệm tham khảo quan trọng trong việc hoạch định chính sách nói chung và quá trình cải cách tư pháp nói riêng ở Việt Nam. Bài viết tập trung làm rõ ba vấn đề chính: Bối cảnh thừa nhận, xây dựng và áp dụng án lệ ở Trung Quốc; Quan điểm, nhận thức và chính sách áp dụng án lệ ở Trung Quốc; và cuối cùng là Hàm ý chính sách và một số gợi mở, kinh nghiệm đối với Việt Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng và áp dụng án lệ. 1. Bối cảnh thừa nhận, xây dựng và áp dụng án lệ ở Trung Quốc Song song với việc liên tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thành văn, các chỉ dụ, tuyển tập phán quyết của Vua hoặc các quan lại ở chính quyền Trung ương cũng đồng thời đã được nghiên cứu, áp dụng ở Trung Quốc. Áp dụng án lệ ở Trung Quốc được cho là xuất phát sớm nhất từ thời Xuân thu chiến quốc (Khoảng từ năm 771 đến 476 TCN) khi các chỉ dụ, phán quyết của Vua đã trở thành các khuôn mẫu, được coi là “khuôn vàng thước ngọc” trong hoạt động tố tụng thời điểm đó để các quan lại dưới quyền noi theo và áp dụng. Các thời đại phong kiến sau này tiếp tục phát triển hoạt động này, đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng song song giữa tư duy pháp trị (quản lý Nhà nước và xã hội bằng pháp luật) và hoạt động biên tập, công bố, sử dụng các bản án, phán quyết hoặc hướng dẫn áp dụng các bản án, phán quyết mang tính hình mẫu. Ví dụ: thời nhà Tần ban hành cuốn “Hành sự Đình”, nhà Hán ban hành và cho áp dụng cuốn “Quyết sự tỉ”, nhà Tống nổi bật với cuốn “Đoạn lệ”, Nhà Minh phát triển hoạt động áp dụng án lệ trong cuốn “Luật - lệ song hành”, nhà Thanh với cuốn “Thành Án”208. Các tuyển tập “có tính chất án lệ” này có ý nghĩa khá gần với khái niệm, nội hàm và cách thức sử dụng “án lệ” hiện nay. Kể từ sau khi dành được độc lập (năm 1949), Trung Quốc luôn ý thức nghiên cứu, học hỏi, xây dựng và phát triển án lệ làm nguồn của hệ thống pháp luật - song song với nguồn pháp luật thành văn. Đặc biệt từ sau đại hội 15 Đảng cộng sản Trung Quốc năm 1997, nhiều chỉ đạo cải cách tư pháp được thúc đẩy mạnh mẽ. Trong đó việc nghiên cứu, 208 Wu Shu Chen (2018) “Pháp luật án lệ Trung Quốc cổ đại” nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc Truy cập 08/12/2018. 138 biên tập và công bố án lệ mà một trong những định hướng, chỉ đạo mang tính trọng tâm. Đây là giai đoạn Trung Quốc đang hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, yêu cầu về việc “dung hòa hóa” hệ thống pháp luật trong nước với hệ thống pháp luật Anh – Mỹ để đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, tận dụng nguồn vốn và khoa học kỹ thuật phương tây cho quá trình xây dựng và phát triển Trung Quốc là một nhu cầu hiện hữu và bức thiết. Mặt khác, chính nội tại hệ thống pháp luật Trung Quốc cũng gặp phải rất nhiều vấn đề thiếu sót, những lỗ hổng pháp lý chưa được hoàn thiện trong bối cảnh kinh tế thị trường được thừa nhận và phát triển rộng rãi, nhiều quan hệ xã hội mới cần được điều chỉnh bằng pháp luật nhưng hệ thống pháp luật thành văn chưa thể khắc phục trong một sớm một chiều. Đây cũng chính là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến việc thừa nhận, đẩy mạnh nghiên cứu, xây dựng, từng bước hoàn thiện và áp dụng án lệ ở Trung Quốc hiện nay. 2. Một số quan điểm, nhận thức, chính sách và thực trạng áp dụng án lệ hiện nay ở Trung Quốc 2.1 Sơ lược quan điểm chỉ đạo, nhận thức và chính sách về án lệ của Trung Quốc: * Nghiên cứu, xây dựng và áp dụng án lệ được xem là một trụ cột quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp ở Trung Quốc: Sự đóng góp của các án lệ hướng dẫn đối với tính toàn diện của hệ thống tư pháp Trung Quốc chủ yếu thể hiện ở việc bù đắp tương đối hiệu quả cho sự không rõ ràng của các quy định trong luật và các văn bản giải thích pháp luật, diễn giải tư pháp, văn bản tư pháp và các loại quy phạm khác mang tính thành văn, bù đắp cho những phạm vi bao trùm không đầy đủ, những lỗ hổng pháp lý và cân bằng lợi ích xã hội trong một số trường hợp. Bởi lẽ các quy tắc, cách hiểu và vận dụng trong án lệ hướng dẫn thường cụ thể hơn, phù hợp với ngữ cảnh hơn và do đó rõ ràng hơn. Nói chung, các quy định của pháp luật thành văn trong nhiều trường hợp mang tính trừu tượng và chung chung, ngay cả việc giải thích pháp luật hoặc các văn bản pháp luật được thiết kế để trau chuốt, để diễn giải các quy định pháp luật trước đó vẫn được trình bày một cách đa nghĩa hoặc tối nghĩa, nên mức độ cụ thể, rõ ràng là tương đối hạn chế. Trong thực tế, việc giải thích và vận dụng thêm là cần thiết. Ngược lại, các án lệ hướng dẫn lại rất có lợi thế trong việc giải thích các luật trừu tượng hoặc các quy phạm tư pháp chung chung khác. Các quy tắc xét xử, cách hiểu và vận dụng pháp luật của các án lệ hướng dẫn không chỉ chứa đựng một số yếu tố xác định cụ thể và dễ nhận biết, mà còn có những mô tả rõ nét về các tình tiết, phản ánh rõ ràng thực tế của vụ án, các điều khoản nên được áp dụng hơn so với các văn bản luật thành văn. Trên thực tế, trọng tâm gây tranh cãi trong một số trường hợp phức tạp chính là sự xuất hiện của những tình huống pháp lý mới hoặc những vấn đề mới - ngoài những điều đã được liệt kê trong các quy định luật thành văn. Một ví dụ điển hình trong thực tiễn tư pháp ở Trung Quốc là tranh cãi về việc liệu “những n ...

Tài liệu được xem nhiều: