Danh mục

Bài giảng: Côn trùng rừng

Số trang: 142      Loại file: pdf      Dung lượng: 6.71 MB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 25,000 VND Tải xuống file đầy đủ (142 trang) 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Côn trùng rừng (Forest Entomology) là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lớp côn trùng (Insecta), về những loại côn trùng có hại cho sản xuất lâm nghiệp; những côn trùng có ích cần bảo vệ và phát triển;
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng: Côn trùng rừng Bài giảng: CÔN TRÙNG RỪNG Phần A. ĐẠI CƯƠNG Chương I: KHÁI NIỆM VỀ CÔN TRÙNG HỌC1. Định nghĩa môn Côn trùng rừng Côn trùng rừng (Forest Entomology) là môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lớp côn trùng (Insecta), về những loại côn trùng có hại cho sản xuất lâm nghiệp; những côn trùng có ích cần bảo vệ và phát triển; những biện pháp quản lý côn trùng rừng theo các nhóm mục tiêu nhằm hạn chế những mặt tác hại, bảo vệ được đa dạng sinh vật trong hệ sinh thái và khai thác sử dụng các nguồn lợi do chúng mang lại.2. Vị trí phân loại và đặc điểm của lớp côn trùng Côn trùng là động vật không xương sống. Lớp côn trùng có tên khoa học là Insecta hay Hexapoda, thuộc ngành Tiết túc – Arthropoda. Côn trùng có những đặc điểm chung sau đây:  Cơ thể chia làm 3 phần rõ rệt là đầu, ngực và bụng.  Đầu có một đôi râu đầu, miệng và một đôi mắt kép và 2-3 mắt đơn (một số loài không có mắt đơn).  Ngực có 3 đốt, mỗi đốt có một đôi chân ngực và pha trưởng thành có thể có 2 đôi cánh.  Lỗ sinh dục và lỗ hậu môn nằm ở cuối bụng.  Da làm chức năng của bộ xương ngoài.  Hô hấp bằng hệ thống khí quản.  Chúng lớn lên bằng cách lột xác. Trong quá trình sinh trưởng phát triển có biến thái bên trong và bên ngoài.3. Nguồn gốc tiến hóa của lớp côn trùng Về nguồn gốc của lớp côn trùng có nhiều ý kiến khác nhau. Handlirsch cho rằng côn trùng cổ xưa tiến hóa từ lớp tam diệp (Trilobita). Các học giả Hancea, Carpenter, Crampton cho rằng côn trùng tiến hóa từ lớp giáp xác (Crustacea). Các học giả Brauer, 1 Packard, Tyllygard và Imms lại cho rằng côn trùng tiến hóa từ lớp đa túc (Myriapoda). Như vậy, côn trùng tiến hóa từ một lớp nào đó trong ngành tiết túc (Arthropoda), có thể là động vật sống trên cạn (Myriapoda), có thể sống dưới nước (Trilobita, Crustacea), tổ tiên của côn trùng đều có miệng nhai, kiểu miệng nhai của côn trùng là nguyên thủy nhất, từ đó mới biến đổi thành các kiểu miệng khác. Tương tự như vậy, bộ máy tiêu hóa thức ăn rắn là nguyên thủy nhất, cánh mới xuất hiện ở lớp côn trùng và không phải chi phụ của đốt cơ thể ở phần ngực biến đổi thành. Côn trùng có số loài và số cá thể từng loài nhiều, phân bố rộng vì chúng có những ưu thế hơn các động vật khác: (1) Cơ thể côn trùng được bao bọc bởi một lớp da có cấu tạo đặc biệt, giúp chúng có thể thích nghi với những điều kiện khắc nghiệt của ngoại cảnh; (2) Chúng có cánh nên có thể bay để tìm thức ăn, tìm đôi giao phối, trốn tránh kẻ thù, lựa chọn nơi đẻ trứng và tìm nơi sinh sống tốt nhất, có thể di cư và mở rộng vùng phân bố dễ dàng. Do có cánh nên côn trùng đã tiến bộ vượt xa tổ tiên của chúng, làm cho chúng chiếm ưu thế trong cạnh tranh sinh tồn và hình thành các loài mới, khiến cho số loài nhiều, chiếm ưu thế trong sinh quần. (3) Cơ thể côn trùng nhỏ bé, khiến cho chúng có thể ẩn náu ở mọi nơi, với một lượng thức ăn ít ỏi cũng đủ để hoàn thành một thế hệ và sinh ra các thế hệ sau. Những nghiên cứu hóa thạch cho thấy côn trùng xuất hiện trên mặt đất cách đây 300 triệu năm, trải qua thời kì băng hà, những động vật có kích thước lớn như khủng long bị tuyệt chủng, còn côn trùng vẫn tồn tại và phát triển. (4) Côn trùng có sức sinh sản lớn và vòng đời ngắn (có loài vòng đời chỉ 5-7 ngày, như rệp muội thuộc họ Aphididae) nên sức tăng mật độ cao. (5) Côn trùng có sức sống và khả năng thích nghi cao với những biến đổi của những điều kiện ngoại cảnh, khiến chúng vượt xa các nhóm loài khác trong giới động vật về tính đa dạng.4. Vai trò của côn trùng đối với tự nhiên và con người  Với tự nhiên  Côn trùng chiếm vị trí quan trọng số một trong đa dạng sinh học và cân bằng của mỗi hệ sinh thái. Côn trùng là lớp động vật nhiều loài nhất. Đến nay đã biết khoảng trên 1,5 triệu loài côn trùng (con số này so với thực tế vẫn còn rất thấp), 2 chiếm đến ¾ số loài đã được ghi nhận của 60 lớp thuộc giới động vật. Số lượng cá thể mỗi loài cũng rất lớn. Ví dụ, một tổ kiến ước tính có 50 vạn con, một tổ ong lớn khoảng 8 vạn con.  Côn trùng hỗ trợ sinh sản cho nhiều loài thực vật. Côn trùng thụ phấn cho khoảng 85% số loài thực vật hiển hoa khỏa tử (thực vật có hoa và bầu nhụy để lộ ra ngoài). Vì vậy người ta cho rằng sự phát sinh của lớp côn trùng trên mặt đất đã làm xuất hiện sau đó những thực vật loại này. Côn trùng là nguyên nhân tạo ra đa dạng sắc màu và hương thơm của các loài hoa trên trái đất (thông qua lai tạo và chọn lọc tự nhiên).  Côn trùng là mắt xích quan trọng trong dòng năng lượng và chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Chúng ăn hầu hết các chất hữu cơ (nguồn gốc thực vật, độ ...

Tài liệu được xem nhiều: