Danh mục

Bài giảng Công nghệ di truyền - ThS. Lò Thanh Sơn

Số trang: 88      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.32 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 9 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Công nghệ di truyền do ThS. Lò Thanh Sơn biên soạn nhằm giúp các bạn nắm bắt những kiến thức cơ bản trong công nghệ di truyền với những nội dung chủ yếu như: Vector chuyển gen, một số phương pháp nghiên cứu trong công nghệ di truyền, công nghệ DNA tái tổ hợp và sự tách dòng, ứng dụng của công nghệ di truyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Công nghệ di truyền - ThS. Lò Thanh Sơn BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Trường Đại học Tây Bắc Bài giảng:CÔNG NGHỆ DI TRUYỀN Số đơn vị học trình: 02 Biên soạn: ThS. Lò Thanh Sơn SƠN LA - 2009 MỞ ĐẦU1. LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU CỦA DI TRUYỀN VÀ CNDT Thuật ngữ “di truyền” (genetic) xuất phát từ gốc latin là gentikos (nguồngốc). Di truyền học là một bộ môn của sinh học, chuyên đi sâu nghiên cứu haiđặc tính cơ bản của sự sống là tính di truyền và tính biến dị. Tính di truyền biểu hiện ở sự giống nhau của các tính trạng giữa thế hệ nàyvà thế hệ khác. Đặc tính di truyền cho phép thế giới sinh vật bảo toàn nòi giống.Trải qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau nhưng những đặc tính di truyền không bị mấtđi, thế hệ con cháu luôn có những đặc điểm giống bố mẹ, ông bà. Các sinh giới sống trong điều kiện môi trường luôn có những biến độngnhư sự thay đổi thời tiết, nhiệt độ môi trường, lượng nước, lượng thức ăn và sựđấu tranh sinh tồn giữa các loài. Để thích nghi với điều kiện sống, các cơ thểsống cũng có những thay đổi, làm xuất hiện những tính trạng khác nhau giữacác thế hệ, đó là sự biến dị. Biến dị biểu hiện sự sai khác của thế hệ con cháu sovới thế hệ bố mẹ đồng thời sự sai khác của một cá thể nào đó so với các cá thểkhác cùng đàn. Di truyền học thực sự trở thành một bộ môn khoa học độc lập kể từ nhữngnăm 1900 - 35 năm sau ngày Mendel công bố công trình “Các thí nghiệm lai ởthực vật”. Từ đó đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nghành khoahọc khác như vật lý, toán học, hóa học, di truyền học đã và đang khám phá rấtnhiều quy luật về sự tồn tại và lưu truyền sự sống và trở thành một mũi nhọntrong nghiên cứu sinh học. Những thành tựu rực rỡ của di truyền học đã đem lại những nhận thức mớivề cấu tạo và sự vận hành bộ máy di truyền của cơ thể sống. Cùng với sự pháttriển mạnh mẽ của di truyền học, một lĩnh vực nghiên cứu mới của di truyềnhọc ra đời, đó là kỹ thuật di truyền hay còn gọi là công nghệ gen hoặc côngnghệ di truyền (genetic engineering). Có thể nói, kỹ thuật di truyền là một tập hợp của nhiều kỹ thuật như hóahọc, sinh học phân tử, vi sinh vật học,... mà trong đó, vai trò hàng đầu thuộc vềcác tư duy và phương pháp của di truyền. Công nghệ di truyền sử dụng các phương pháp sinh học phân tử để táchDNA từ một cơ thể sống và sau đó cắt, nối các gen trên DNA. Bằng cách nhưvậy, người ta có thể loại bỏ các gen không mong muốn và đưa vào các gen mớiđặc hiệu theo chủ ý lựa chọn. Các thao tác cắt, nối trên DNA được thực hiện 2bên ngoài cơ thể sống trong các ống nghiệm (in vitro). Phân tử DNA mới đượctạo dựng sau các thao tác cắt, nối có một số đặc điểm khác với phân tử DNAban đầu được tách ra từ tế bào sống, được gọi là DNA tái tổ hợp và kỹ thuật nàyđược gọi là kỹ thuật tái tổ hợp DNA. Sự tái tổ hợp DNA được đánh giá là thànhcông chỉ sau khi đưa được phân tử DNA tái tổ hợp vào trong tế bào sống vàchúng biểu hiện các hoạt tính di truyền và ở thế hệ con cháu sẽ mang phân tửDNA tái tổ hợp. Có thể nói: Kỹ thuật di truyền là sự thao tác bộ máy di truyền của một cơthể sống bằng cách thêm vào hay loại bớt gen đặc hiệu.2. GIAI ĐOẠN DI TRUYỀN SAU MENDEL Phát minh của Mendel đã đặt nền móng cho di truyền học. Tuy nhiên, ởthời điểm mà Mendel công bố công trình nghiên cứu của mình, một phần dochưa hiểu rõ được cơ chế phân bào, các nhà khoa học chưa thể hiểu và đánh giáđúng mức tầm quan trọng của phát minh này. Cuối thế kỷ XIX, 5 năm sau ngày công bố công trình của Mendel (1870),các giai đoạn của quá trình phân bào nguyên phân và sau đó, phân bào giảmnhiễm (1890) đã được mô tả một cách chi tiết. Dưới kính hiển vi, các nhànghiên cứu đã quan sát thấy các nhiễm sắc thể và sự phân chia các nhiễm sắcthể trong quá trình phân bào. Năm 1902.1903, W.S Sutton, Th. Bovery và một số nhà khoa học khác đãtiến hành các nghiên cứu độc lập, cũng đã phát hiện có sự tương quan đồng điệugiữa sự biểu hiện của nhiễm sắc thể trong phân bào với sự biểu hiện của các tínhtrạng theo Mendel. Thuật ngữ “gen” do nhà khoa học Đan Mạch W. Johansennêu ra năm 1909. Học thuyết di truyền nhiễm sắc thể ra đời: Các gen đượcchứng minh là nằm trên nhiễm sắc thể, chiếm một vị trí xác định, xếp theođường thẳng và chúng chịu sự phân li như nhiễm sắc thể. Học thuyết di truyền nhiễm sắc thể đã đưa di truyền học lên một bước pháttriển mới. Sự phát triển của di truyền nhiễm sắc thể gắn liền với nhóm nghiêncứu do Morgan lãnh đạo với các nhà di truyền học nổi tiếng như C. Bridges,A.H Sturtevant và G. Muller: - Việc phát hiện ra sự khác nhau giữa các cá thể đực và cái ở 1 cặp nhiễmsắc thể gọi là nhiễm sắc thể giới tính, là một dữ kiện quan trọng để xây dựng nênhọc thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Các gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính sẽcó sự di truyền khác hơn so với các gen nằm trên nhiễm sắc thể th ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: