Danh mục

Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 8: Chẩn đoán đau bụng

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.68 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng này giúp người học có thể: Trình bày được các phương pháp hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng một bệnh nhân đau bụng; nêu được một số đặc điểm cơ bản của một số thể đau bụng thường gặp theo từng định khu và nguyên nhân.


Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Nội cơ sở 2 - Bài 8: Chẩn đoán đau bụng Đau bụng CHẨN ĐOÁN ĐAU BỤNGMục tiêu học tập1. Trình bày được các phương pháp hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng mộtbệnh nhân đau bụng.2. Nêu được một số đặc điểm cơ bản của một số thể đau bụng thường gặp theo từngđịnh khu và nguyên nhân.I. ĐẠI CƯƠNG Đau bụng là một triệu chứng cơ năng thường gặp do nhiều nguyên nhân khácnhau, do đó cần phải thăm khám kỹ lưỡng để chẩn đoán nguyên nhân, đặc biệt pháthiện kịp thời những trường hợp cần can thiệp ngoại khoa cũng như xử trí kịp thời đểrút ngắn thời gian đau cho bệnh nhân.II. PHƯƠNG PHÁP KHÁM MỘT NGƯỜI BỆNH ĐAU BỤNG1. Hỏi bệnh Xác định các tính chất của đau .1.1 Vị trí ban đầu Thường tương ứng với các cơ quan bên dưới, ví dụ đau thượng vị (dạ dày, tátràng, tụy, đại tràng ngang...), đau hạ sườn phải (gan, túi mật, thận phải...)1.2 Hoàn cảnh xuất hiện Liên quan với bữa ăn hay không, đột ngột (thủng dạ dày), sau vận động (cơnđau quặn thận ).1.3 Hướng lan Lan ra lưng, thắt lưng kiểu xuyên thấu (tụy, động mạch chủ), xương bả vai phải(cơn đau quặn gan), lan xuống bộ phận sinh dục ngoài (cơn đau quặn thận).1.4 Tính chất đau Đau quặn (đau từng cơn ở một vị trí nhất định, trội lên rồi dịu dần cho đến cơnsau; ở ruột cơn đau dịu đi sau khi trung hoặc đại tiện); cảm giác rát bỏng (viêm dạdày); đau dữ dội như dao đâm (thủng dạ dày); đau kiểu xoắn vặn (loét dạ dày tátràng).1.5 Diễn biến- Xuất hiện đột ngột hay từ từ : đau liên tục, dai dẳng, hoặc có cơn trội.- Tính chất chu kỳ theo nhịp ngày đêm hoặc theo bữa ăn : đau ngay sau ăn (viêm dạ dày), đau khoảng 1 giờ sau bữa ăn (loét dạ dày), đau 3 giờ sau ăn hoặc 1 giờ trước bữa ăn sau (loét tá tràng), tính chất định kỳ trong năm của đau trong hội chứng loét.1.6 Các yếu tố làm tăng, giảm đau Thức ăn, rượu, thuốc kháng toan, kháng viêm, nôn.1.7 Tư thế giảm đau Đau bụng Gối ngực ( giun chui ống mật), gập người ra trước (tụy).1.8 Tìm các triệu chứng đi kèm- Tiêu hóa: buồn nôn, nôn mữa, nấc cụt, nôn ra máu, đi cầu phân đen, vàng da, kết mạc, rối loạn đại tiện- Toàn thân: Sốt, sốc, trụy tim mạch, chán ăn, suy kiệt.1.9 Tiền sử bản thân- Tuổi, bệnh lý nội khoa, ngoại khoa, ngộ độc rượu, thuốc lá.- Tiền sử dùng thuốc độc gan, kháng sinh, kháng viêm, tiếp xúc chất độc nghề nghiệp như chì.2. Khám lâm sàng2.1. Khám toàn thân- Tình trạng sốc: thủng dạ dày, viêm tụy cấp hoại tử, thai ngoài tử cung vỡ.- Nhiễm khuẩn : viêm đường mật, túi mật, áp-xe gan, viêm phúc mạc.- Tình trạng suy mòn : lao, Crohn, ung thư.2.2. Khám bụng- Nhìn : Sẹo mổ cũ, dấu hiệu rắn bò, di động thành bụng.- Sờ : tìm các điểm đau thành bụng (ruột thừa, túi mật , sườn lưng, niệu quản)- Gõ : mất vùng đục trước gan trong thủng tạng rỗng.- Nghe : óc ách khi đói (hẹp môn vị), âm ruột tăng hoặc mất.- Thăm trực tràng và âm đạo : rất đau trong viêm phúc mạc- Quan sát phân, nước tiểu hay chất nôn.3. Xét nghiệm cận lâm sàng Tùy thuộc vào bệnh sử và thăm khám lâm sàng .- Phim bụng không chuẩn bị : mức hơi nước (tắc ruột), liềm hơi dưới cơ hoành (thủng tạng rỗng), sỏi tiết niệu...- Siêu âm bụng : áp-xe gan, viêm đường mật túi mật do giun, sỏi mật, sỏi tiết niệu...- Chụp dạ dày tá tràng hoặc đại tràng cản quang bằng baryte.- Nội soi: thực quản- dạ dày - tá tràng hoặc đại tràng.- Sinh học : công thức máu, cấy vi khuẩn, cấy dịch mật, bilirubin , men gan...III. PHÂN LOẠI THEO DIỄN BIẾN VÀ NGUYÊN NHÂN1. Đau ở vùng thượng vị và phần bụng trên1.1. Đau bụng có tính chất cấp cứu ngoại khoa1.1.1 Thủng dạ dày Đau bụng Đau dữ dội vùng thường vị như dao đâm, kèm hốt hoảng, sốc, mạch nhanh, nônmửa, bí trung đại tiện. Thành bụng cứng như gỗ, không di động theo nhịp thở. Gõ mấtvùng đục trước gan. X quang thấy liềm hơi dưới cơ hoành. Có thể có tiền sử đau loét .1.1.2 Viêm tụy cấp chảy máu Đau đột ngột thượng vị, và điểm sườn lưng. Amylase trong máu và nước tiểutăng. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp cắt lớp tỷ trọng.1.2. Đau bụng cấp nội khoa1.2.1 Đợt cấp của loét dạ dày tá tràng Đau thượng vị có tính chất chu kỳ, liên quan nhịp nhàng với bữa ăn và có tínhđịnh kỳ trong năm . Chẩn đoán bằng X - quang và nội soi.1.2.2 Giun chui ống mật Đau đột ngột, lăn lộn ở vùng thượng vị, hạ sườn phải, tư thế giảm đau gối ngực,điểm đau cạnh ức phải, thường tái phát . Chẩn đoán bằng siêu âm.1.3. Đau bụng cấp nội khoa có thể đòi hỏi điều trị ngoại khoa1.3.1 Áp-xe gan Đau hạ sườn phải lan lên ngực và vai phải, tăng lên khi cử động mạnh hoặc thởsâu. Gan to và rất đau. Có hội chứng nhiễm khuẩn. Chẩn đoán bằng siêu âm.1.3.2 Sỏi mật Cơn đau quặn gan điển hình hoặc không, sau đó là sốt, vàng da vàng mắt. Cóthể có biến chứng áp-xe mật quản, thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật vớibiểu hiện bụng ngoại khoa. Chẩn đoán bằng siêu âm và chụp đường mật cản quang.1.3.3 Viêm túi mật Đau hạ sườn phải, sốt, điểm túi mật đau, nghiệm pháp Murphy (+)1.4 . Các bệnh lý cấp cứu về mạch máu1.4.1 Phình động mạch chủ bụng Người già, xơ vữa động mạch. Bụng có khối đập theo nhịp tim. Phim bụng cóvôi hóa động mạch chủ với các bờ không song song. Chẩn đoán bằng siêu âm hoặcchụp động mạch.1.4.2 Nhồi máu mạc treo Người già, xơ vữa động mạch hoặc bị bệnh tim gây tắc mạch. Đau dữ dội, corút hoặc đau quặn, kèm nôn mửa, đi chảy. Giai đoạn sau đó đi cầu ra máu. Bán tắcruột, sốc. Phim bụng có các mức hơi - nước. Chẩn đoán bằng chụp động mạch.2. Đau ở vùng hố chậu và hạ vị2.1. Viêm ruột thừa cấp Đau âm ỉ hố chậu phải hoặc đau thượng vị rồi lan dần xuống hố chậu. Khámđiểm ruột thừa Mac- Burney rất đau, phản ứng thành bụng vù ...

Tài liệu được xem nhiều: