Bàn về khái niệm và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 278.76 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu cơ sở lý luận ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Từ khái niệm công cụ, nghiên cứu đã xác định những khía cạnh phong cách lãnh đạo như: lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, động lực làm việc. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về khái niệm và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Nguyễn Thanh Kiều Xuân, Nguyễn Thị Kim Sang, Nguyễn Diệp Hà Xuyên* Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Trịnh Viết Then TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Từ khái niệm công cụ, nghiên cứu đã xác định những khía cạnh phong cách lãnh đạo như: lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, động lực làm việc. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Động lực của nhân viên chịu nhiều tác động của các yếu tố như: môi trường làm việc, phong các lãnh đạo, sự ham mê và niềm hi vọng của nhân viên. Từ khóa: động lực; động lực làm việc; lãnh đạo; phong cách lãnh đạo; nhân viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI, thế giới đã có những biến đổi to lớn mang tính toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người đã có những phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về mối quan hệ người - người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập, đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo còn cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Trong quản lý, việc tạo động lực cho nhân viên là việc rất quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo, và đó là cả một nghệ thuật của nhà lãnh đạo. Động lực là vấn đề được nhiều ngành khoa học, lĩnh vực quan tâm nghiên cứu. Theo cuộc khảo sát hơn 20,000 nhân viên trên toàn cầu và phân tích trên 50 công ty, thực hiện nhiều thí nghiệm và nghiên cứu học thuật theo nhiều nguyên tắc, trường doanh nhân Pace đi đến kết luận: Động lực làm việc quyết định hiệu quả làm việc [3]. Theo Trần Ngọc Quyền (2015) nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại khách sạn Hương Giang, qua điều tra, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn Hương Giang tác giả nhận thấy có 6 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên đó là: Phong cách lãnh đạo và đào tạo; Điều kiện làm việc; Đặc điểm của công việc; Cơ hội thăng tiến; Chính sách lương thưởng và kỷ luật [4]. Phong cách lãnh đạo của người quản lý là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích tạo động lực cho nhân viên, là “chìa khoá” quan trọng để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của nhân viên và kích thích sự sáng tạo trong công việc của nhân viên. Khi động lực của nhân viên cao, có vai trò quan 2735 trọng trong việc góp phần tạo nên thành công và phát triển bền vững cho tổ chức. Tạo động lực cho người lao động là vấn đề mang tính hiệu quả đối với tổ chức đồng thời cũng mang tính nhân văn đối với người lao động. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp tại Việt Nam, khi mà tiềm lực còn yếu và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài trong việc thu hút, giữ gìn lao động chất lượng cao. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận đọc và phân tích các quan điểm, công trình nghiên cứu về phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo, của các nhà tâm lý, nhà kinh doanh trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo Có rất nhiều khái niệm về phong cách lãnh đạo dưới các góc độ khác nhau dựa trên các tài liệu về khoa học quản lý và tâm lý học quản lý như theo Hersey (1982), Goldman (1998) phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Ngoài ra còn một số khái niệm khác là “Phong cách lãnh đạo là một hệ thống các cách thức tác động đặc trưng của người lãnh đạo đối với những người thừa hành” [13], [14]. Còn trong quản trị học, phong cách lãnh đạo được định nghĩa cụ thể hơn “Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cư xử đối với các nhân viên dưới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra quyết định” [8]. Nhưng dù là trong quản trị học hay tâm lý học quản lý thì các nhà nghiên cứu vẫn chú trọng hai nhân tố quan trọng trong phong cách lãnh đạo: 1. Nhân tố khách quan (là yếu tố biến động và có tính tình huống); 2. Nhân tố chủ quan (là yếu tố mang tính cá nhân, tương đối ổn định khó thay đổi). Tóm lại, phong cách lãnh đạo chính là phương pháp, cách thức quản lý của người lãnh đạo với người dưới quyền, được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố tâm lý cá nhân với yếu tố môi trường xã hội bên trong tổ chức. 3.2 Các loại phong cách lãnh đạo Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo khác nhau, ví dụ như phân loại theo mức độ quan tâm đến công việc và con người của Đại học bang OHIO, đã chia phong cách lãnh đạo thành 4 loại: 1. Quan tâm công việc nhiều, con người ít; 2. Quan tâm công việc nhiều, con người nhiều; 3. Quan tâm công việc ít, con người nhiều; 4. Quan tâm công việc ít, con người ít. Các nhà nghiên cứu của Đại học cho rằng phong cách số 2 là tốt nhất nhưng trên thực tế thì rất khó chuẩn xác trong việc xác nhận đâu mới là phong cách đúng nhất [5, tr.80]. Ngoài ra, còn có một số phong cách lãnh đạo khác như: phong cách chỉ thị; Phong cách dẫn dắt; Phong cách trợ giúp; Phong cách quan liêu;… nhưng phong cách lãnh đạo theo quan điểm của Kurt Lewin đã trở thành tiêu biểu trong tâm lý học quản lý căn cứ theo mức độ tập trung 2736 quyền lực gồm ba loại: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bàn về khái niệm và ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên BÀN VỀ KHÁI NIỆM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Nguyễn Thanh Kiều Xuân, Nguyễn Thị Kim Sang, Nguyễn Diệp Hà Xuyên* Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Trịnh Viết Then TÓM TẮT Trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu cơ sở lý luận ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Từ khái niệm công cụ, nghiên cứu đã xác định những khía cạnh phong cách lãnh đạo như: lãnh đạo, phong cách lãnh đạo, động lực làm việc. Đồng thời, đề tài cũng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng của phong cách lãnh đạo đến động lực làm việc của nhân viên. Động lực của nhân viên chịu nhiều tác động của các yếu tố như: môi trường làm việc, phong các lãnh đạo, sự ham mê và niềm hi vọng của nhân viên. Từ khóa: động lực; động lực làm việc; lãnh đạo; phong cách lãnh đạo; nhân viên. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thế kỷ XXI, thế giới đã có những biến đổi to lớn mang tính toàn cầu. Chỉ trong hai thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX, loài người đã có những phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, cuộc cách mạng trong kỹ thuật sinh học và đặc biệt là những biến đổi trong quan niệm về mối quan hệ người - người trong các quan hệ xã hội, vai trò của con người được đề cao hơn bao giờ hết. Trong bối cảnh mới của sự phát triển toàn cầu, trong đó Việt Nam đang thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước và hội nhập, đã đặt ra yêu cầu cơ bản đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong kinh doanh, bên cạnh việc thay đổi về kỹ thuật, công nghệ, đào tạo còn cần phải có những tư duy mới trong công tác lãnh đạo - quản lý. Lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong sự thành công của bất kỳ tổ chức nào. Trong quản lý, việc tạo động lực cho nhân viên là việc rất quan trọng, đòi hỏi sự khéo léo, và đó là cả một nghệ thuật của nhà lãnh đạo. Động lực là vấn đề được nhiều ngành khoa học, lĩnh vực quan tâm nghiên cứu. Theo cuộc khảo sát hơn 20,000 nhân viên trên toàn cầu và phân tích trên 50 công ty, thực hiện nhiều thí nghiệm và nghiên cứu học thuật theo nhiều nguyên tắc, trường doanh nhân Pace đi đến kết luận: Động lực làm việc quyết định hiệu quả làm việc [3]. Theo Trần Ngọc Quyền (2015) nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại khách sạn Hương Giang, qua điều tra, phân tích và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại khách sạn Hương Giang tác giả nhận thấy có 6 nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên đó là: Phong cách lãnh đạo và đào tạo; Điều kiện làm việc; Đặc điểm của công việc; Cơ hội thăng tiến; Chính sách lương thưởng và kỷ luật [4]. Phong cách lãnh đạo của người quản lý là một trong những yếu tố có vai trò rất quan trọng trong việc khuyến khích tạo động lực cho nhân viên, là “chìa khoá” quan trọng để có thể khai thác hiệu quả tiềm năng của nhân viên và kích thích sự sáng tạo trong công việc của nhân viên. Khi động lực của nhân viên cao, có vai trò quan 2735 trọng trong việc góp phần tạo nên thành công và phát triển bền vững cho tổ chức. Tạo động lực cho người lao động là vấn đề mang tính hiệu quả đối với tổ chức đồng thời cũng mang tính nhân văn đối với người lao động. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những doanh nghiệp tại Việt Nam, khi mà tiềm lực còn yếu và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài trong việc thu hút, giữ gìn lao động chất lượng cao. 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu lý luận đọc và phân tích các quan điểm, công trình nghiên cứu về phong cách quản lý của các nhà lãnh đạo, của các nhà tâm lý, nhà kinh doanh trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Khái niệm phong cách lãnh đạo Có rất nhiều khái niệm về phong cách lãnh đạo dưới các góc độ khác nhau dựa trên các tài liệu về khoa học quản lý và tâm lý học quản lý như theo Hersey (1982), Goldman (1998) phong cách lãnh đạo chính là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo. Ngoài ra còn một số khái niệm khác là “Phong cách lãnh đạo là một hệ thống các cách thức tác động đặc trưng của người lãnh đạo đối với những người thừa hành” [13], [14]. Còn trong quản trị học, phong cách lãnh đạo được định nghĩa cụ thể hơn “Phong cách lãnh đạo là cách thức theo đó người lãnh đạo cư xử đối với các nhân viên dưới quyền và phạm vi các vấn đề mà họ được phép ra quyết định” [8]. Nhưng dù là trong quản trị học hay tâm lý học quản lý thì các nhà nghiên cứu vẫn chú trọng hai nhân tố quan trọng trong phong cách lãnh đạo: 1. Nhân tố khách quan (là yếu tố biến động và có tính tình huống); 2. Nhân tố chủ quan (là yếu tố mang tính cá nhân, tương đối ổn định khó thay đổi). Tóm lại, phong cách lãnh đạo chính là phương pháp, cách thức quản lý của người lãnh đạo với người dưới quyền, được hình thành dựa trên sự kết hợp giữa yếu tố tâm lý cá nhân với yếu tố môi trường xã hội bên trong tổ chức. 3.2 Các loại phong cách lãnh đạo Hiện nay, có rất nhiều cách phân loại phong cách lãnh đạo khác nhau, ví dụ như phân loại theo mức độ quan tâm đến công việc và con người của Đại học bang OHIO, đã chia phong cách lãnh đạo thành 4 loại: 1. Quan tâm công việc nhiều, con người ít; 2. Quan tâm công việc nhiều, con người nhiều; 3. Quan tâm công việc ít, con người nhiều; 4. Quan tâm công việc ít, con người ít. Các nhà nghiên cứu của Đại học cho rằng phong cách số 2 là tốt nhất nhưng trên thực tế thì rất khó chuẩn xác trong việc xác nhận đâu mới là phong cách đúng nhất [5, tr.80]. Ngoài ra, còn có một số phong cách lãnh đạo khác như: phong cách chỉ thị; Phong cách dẫn dắt; Phong cách trợ giúp; Phong cách quan liêu;… nhưng phong cách lãnh đạo theo quan điểm của Kurt Lewin đã trở thành tiêu biểu trong tâm lý học quản lý căn cứ theo mức độ tập trung 2736 quyền lực gồm ba loại: ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phong cách lãnh đạo Động lực làm việc Môi trường làm việc Phát triển bền vững doanh nghiệp Lao động chất lượng caoTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 811 12 0 -
6 trang 642 0 0
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 1
44 trang 534 4 0 -
47 trang 488 6 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 431 4 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng)
226 trang 413 8 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 404 10 0 -
100 câu hỏi trắc nghiệm môn: hành vi tổ chức
6 trang 375 0 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất và dịch vụ (Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
222 trang 368 0 0
Tài liệu mới:
-
2 trang 0 0 0
-
Công ty sữa định vị thương hiệu như thế nào?
12 trang 0 0 0 -
99 trang 0 0 0
-
128 trang 0 0 0
-
153 trang 0 0 0
-
90 trang 0 0 0
-
21 trang 1 0 0
-
139 trang 0 0 0
-
48 trang 0 0 0
-
91 trang 0 0 0