Danh mục

CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 180.58 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên Dân cư và nguồn lao động Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuật
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CÁC NGUỒN LỰC CHÍNH ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên Dân cư và nguồn lao động Đường lối phát triển KT-XH và cơ sở vật chất kỹ thuậtVị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên1. Vị trí địa líLãnh thổ Việt Nam bao gồm hai bộ phận: phần đất liền ( diện tích 330.991 km2) và phầnbiển rộng lớn gấp nhiều lần so với phần đất liền.a) Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Đặc điểm đó đã làm cho thiên nhiênnước ta khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ ở Tây Á, Đông Phi, Tây Phi và tác động sâusắc tới các hoạt động kinh tế.b) Việt Nam nằm ở phía Đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam Á, có mộtvùng biển rộng lớn giàu tiềm năng. Vị trí tiếp giáp trên đất liền và trên biển làm cho nướcta có thể dễ dàng giao lưu về kinh tế và văn hoá với nhiều nước trên thế giới.c) Việt Nam nằm ở khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.Nền kinh tế của các nước trong khu vực đứng đầu là Xingapo, sau đó là Malaixia, TháiLan, Inđônêxia có nhiều chuyển biến đáng kể và ngày càng chiếm vị trí cao hơn trong nềnkinh tế toàn cầu cũng như ở châu Á – Thái Bình Dương. Trong nhiều năm liên tục trướccuộc khủng hoảng tài chính diễn ra vào nửa sau thập kỷ 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế củacác nước trong khu vực đạt khá cao. Vị thế của ASEAN ngày càng được khẳng định.2. Tài nguyên thiên nhiêna) Nước ta có sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên. Ở trình độ phát triển kinh tế như hiệnnay, tài nguyên đất giữ vị trí quan trọng. Việt Nam có khoảng 8,0 triệu ha đất nông nghiệp,bao gồm đất ở đồng bằng, ở các bồn địa giữa núi, ở đồi núi thấp và các cao nguyên.Nguồn nhiệt ẩm lớn, tiềm năng nước dồi dào, số lượng các giống loài động, thực vật biểnvà trên cạn khá phong phú, nguồn khoáng sản đa dạng v.v… là những thuận lợi mà thiênnhiên đã dành cho chúng ta.Tuy nhiên, nước ta cũng có nhiều tai biến do thiên nhiên gây ra như bão, lũ lụt, hạn hánv.v… Gần như không năm nào không có thiên tai gây ra những tổn thất nhất định cho nềnkinh tế và cho đời sống nhân dân ở vùng này hay vùng khác.Khoáng sản là một loại tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt đối với việc phát triểnkinh tế - xã hội. nhìn chung, ở nước ta nhiều loại khoáng sản phân tán theo không gian vàphân bố không đều về trữ lượng. Một số khoáng sản với trữ lượng đáng kể như: boxit, vậtliệu xây dựng, dầu khí, sắt v.v… tuy mới được khai thác bước đầu nhưng đã tỏ ra có hiệuquả.Việc khai thác và sử dụng các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên có quan hệ mật thiếtvới trình độ phát triển của khoa học – kỹ thuật và công nghệ, cũng như phụ thuộc nhiềuvào vốn đầu tư.Trên một đơn vị diện tích, số lượng tài nguyên nhiều, trữ lượng nhỏ lại phân tán như trongđiều kiện hiện nay, có thể là một khó khăn. Song nếu áp dụng công nghệ khai thác tàinguyên tiên tiến trên quan điểm kinh tế tổng hợp, thì mức độ tập trung tài nguyên như đãnêu ở trên lại có thể coi là một thế mạnh.b) Cho đến gần đây, những hậu quả của chiến tranh để lại và nhất là việc khai thác khônghợp lý tài nguyên ở nước ta đã dẫn đến tình trạng nhiều loại bị suy giảm nghiêm trọng.Thực trạng khai thác tài nguyên ở Việt Nam rất khác nhau. Trong khi tài nguyên biển chưasử dụng được bao nhiêu thì nhiều loại tài nguyên khác lại bị khai thác quá mức.Tài nguyên rừng bị tàn phá nghiêm trọng nhất. Hiện nay, độ che phủ của rừng đang ở mứcbáo động. Rừng chỉ còn chiếm 32% diện tích cả nước (1999). Đất đai nhiều vùng bị sóimòn, diện tích đất trồng, đồi trọc tăng lên đáng kể. Nhiều hệ sinh thái rừng, nhất là ở khuvực ven biển, đầu nguồn và cửa sông bị phá hoại nặng nề. Nguồn gen động vật, thực vật bịgiảm sút mạnh.Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên trước hết là hậu quả trực tiếp của việc khai thác bừabãi, không theo một chiến lược nhất định. Sau nữa là trình độ công nghệ khai thác củanước ta còn lạc hậu. Vì thế, tài nguyên bị lãng phí mà chi phí khai thác lại cao.c) Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản trong việc xây dựng vàphát triển kinh tế - xã hội. Do đó, vấn đề sử dụng hợp lí đi đôi với việc bảo về và tái tạo tàinguyên thiên nhiên đang được đặt ra nhằm đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho sự pháttriển bền vững của Việt Nam hiện tại và trong tương lai.Câu hỏi:1. Phân tích vai trò của vị trí nước ta đối với việc phát triển kinh tế - xã hội.2. Chứng minh rằng tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam tương đối đa dạng. Những trởngại chính về mặt tài nguyên thiên nhiên đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở nước talà gì?3. Hãy sưu tầm thêm tài liệu và dựa vào lược đồ khoáng sản trong bài, viết một đoạn trìnhbày về tính chất phong phú, đa dạng và về sự phân bố nguồn tài nguyên này ở nước ta.Dân cư và nguồn lao động1. Việt Nam là một nước đông dân, có nhiều thành phần dân tộcTheo số liệu Tổng điều tra dân số ngày 1 – 4 – 1999, dân số nước ta là 76.327.900 người. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: