Danh mục

Chương 6: Thiết bị kéo

Số trang: 12      Loại file: doc      Dung lượng: 937.50 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong quá trình khai thác của tàu có thể xuất hiện các khả năng tàu phải kéo các tàu khác hoặc được các tàu khác kéo. Vì vậy trên tàu phải được trang bị các thiết bị kéo.Thiết bị kéo là tổng hợp các linh kiện và thiết bị nhằm đảm bảo chức năng kéo như: dây cáp kéo, móc kéo, pu-li định hướng kéo, cung kéo, vòng lăn dưới móc kéo, con lăn định hướng, các cột bích ở mũi, mạn, đuôi, lỗ dẫn cáp, xô-ma luồn dây, tời kéo, v.v....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Chương 6: Thiết bị kéo Chương 6 THIẾT BỊ KÉO 6.1. KHÁI NIỆM CHUNG 6.1.1. Tác dụng của thiết bị kéo Trong quá trình khai thác của tàu có thể xuất hiện các khả năng tàu phải kéo các tàukhác hoặc được các tàu khác kéo. Vì vậy trên tàu phải được trang bị các thiết bị kéo. Thiết bị kéo là tổng hợp các linh kiện và thiết bị nhằm đảm bảo chức năng kéo như:dây cáp kéo, móc kéo, pu-li định hướng kéo, cung kéo, vòng lăn dưới móc kéo, con lăn đ ịnhhướng, các cột bích ở mũi, mạn, đuôi, lỗ dẫn cáp, xô-ma luồn dây, tời kéo, v.v. 6.1.2. Phân loại thiết bị kéo Thiết bị kéo trên tàu gồm 2 loại: Thiết bị kéo đơn giản: tời kéo, cáp kéo, cột bích, lỗ dẫn hướng, v.v. Thiết bị kéo phức tạp: móc kéo (dạng kín hoặc dạng hở) - cả hai loại này lại được phânra làm hai loại khác nữa là: loại có lò xo giảm chấn và loại không có lò xo giảm chấn. 6.1.3. Phương pháp kéo Thông thường có ba phương pháp kéo: Hình 6.1. Các phương pháp kéo tàu. Đẩy tàu (hình 6.1 ,a): sử dụng phổ biến trên tuyến nội địa, dùng để thay đổi vị trí tàu lớntrong cảng. Kéo tàu (hình 6.1, b): sử dụng phổ biến trên tuyến giao thông nội địa, biển. Lai tàu (hình 6.1, c) : sử dụng trong vùng: vịnh, vũng, cảng, v.v. 6.1.4. Yêu cầu đối với thiết bị kéo Đảm bảo sức bền chắc trong quá trình khai thác của tàu. Bố trí thuận tiện cho khai thác. Phải có thiết bị tự động thay đổi chiều dài dây cho tàu hoạt động ở vùng bơi không hạnchế. 150 Với tàu kéo dùng cáp kéo có đường kính cáp dC lớn, phải có máy tời quấn các chi tiếtphải được bôi trơn dầu mỡ thường xuyên. Các chi tiết của thiết bị kéo tuyệt đối không được để cạnh sắc. Đường kính cáp: dC = m.n trong đó: m - số bó trong dây. n - số sợi trong mỗi bó. Nếu số sợi trong bó bị đứt từ (8 ÷ 10)% thì phải thay cáp khác. Tàu dầu, tàu chở hoá chất dễ cháy, cáp kéo phải là cáp sợi thực vật hoặc cáp sợi tổnghợp. Cáp sợi thực vật mỗi năm phải ngâm hai lần trong nước muối với nồng độ (2 ÷ 3)kg/m3. 6.2. DÂY CÁP KÉO 6.2.1. Khái niệm chung Dây cáp kéo thường làm bằng dây cáp thép, cáp thực vật, hoặc cáp s ợi nhân t ạo. Vớicáp chão, sợi thực vật chỉ dùng sợi dứa, gai dây, gai ma-ni-na, trong đó cáp chão ít được sửdụng còn các cáp sợi nhân tạo được sử dụng rộng rãi hơn bởi ưu điểm của nó là: nhẹ hơncáp thép 2 lần, nhẹ hơn cáp thực vật (2 ÷ 3) lần, có độ đàn hồi lớn. Do vậy khi sử dụng cápsợi nhân tạo thì không cần phải có thiết bị giảm chấn. Cáp thép được sự dụng phổ biến nhất, vì nó có độ bền cao, để đảm bảo độ mềm dẻocủa cáp theo thời gian, ứng lực đứt cáp tại mọi chỗ thường lấy RT ≤ (120 ÷ 140) kG/mm2. 6.2.2. Trang bị cáp thép Việc xác định kích thước cáp thép cho tàu biển dựa vào đặc trưng cung cấp của thiết bị:EN (hoặc NC), sau khi có giá trị của đặc trưng cung cấp của thiết bị, ta chọn chiều dài cápthép theo dạng bảng của Qui phạm, trong đó các giá trị trung gian của EN (hoặc NC) được lấytheo phép nội suy tuyến tính. Trong mọi trường hợp chiều dài dây cáp kéo l ≥ 150 m, thôngthường l = (180 ÷ 300) m, nhưng không nên lấy l >300 m. 6.2.3. Tính toán dây cáp kéo trên các tàu kéo Để xác định đường kính, qui cách dây cáp kéo và chiều dài của nó , ta cần phải xác địnhđược lực căng trên dây cáp kéo Z, kG. 6.2.3.1. Xác định lực căng trên móc kéo (dây cáp kéo) theo thực nghiệm Trong quá trình tính toán, ta bỏ qua trọng lượng bản thân của dây cáp kéo và xác đ ịnhdây cáp kéo ở trạng thái toàn tải của tàu. 1 - Xác định Z cho các phương tiện được kéo có dạng thoát nước. D L .B Z = 0,00173.(1+d).vS7/ 3. , T. . L T trong đó: L, B, T - kích thước chủ yếu của tàu được kéo, m. vS - tốc độ của đoàn được kéo, hl/g. D - lượng chiếm nước của tàu, T. d - hệ số hiệu chỉnh, phụ thuộc vào chong chóng của tàu kéo. 151 d = 0,10 - cho chong chóng có vòng quay chậm và vừa. d = 0,15 - cho tàu có hai chong chóng và một động cơ. d = 0,30 - cho tàu có hai chong chóng, hai động cơ. 2 - Xác định Z cho các phương tiện được kéo có dạng phao, ụ nổi. Z = (k.S + m.ωM).vS2, T. Trong đó: S - diện tích mặt ướt của phao, hoặc ụ nổi, m2, S = (2T + B).L ωM - diện tích phần ngâm nước sườn giữa của phao, ụ nổi, m2. k = 0,2 ; m = 50 - các hệ số. vS - tốc độ di chuyển của phao hoặc ụ nổi, hl/h, thường lấy : vS ≈ 5 hl/g. 3 - Xác định Z khi kéo đoàn sà-lan. ωM ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: