Danh mục

Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 96.87 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm xác định khung tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. Khung tiêu chí gồm 06 giá trị nhân cách và 23 tiêu chí, sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân cách văn hóa của giáo viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạmJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Science, 2018, Vol. 63, Iss. 2A, pp. 58-64This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2018-0028CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG TIÊU CHÍ NHÂN CÁCH VĂN HÓASINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠMĐào Thị Oanh và Vũ Thị Lê ThủyViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Bài viết phân tích cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm xác định khung tiêu chí nhâncách văn hóa sinh viên đại học sư phạm. Khung tiêu chí gồm 06 giá trị nhân cách và 23tiêu chí, sẽ là cơ sở cho việc nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá nhân cách văn hóacủa giáo viên. Các giá trị nhân cách cơ bản được đề xuất để giáo dục cho sinh viên sư phạmgồm: yêu thương; tin tưởng, tin cậy; công dân tích cực; tận tụy, tận tâm; hợp tác; sáng tạo.Từ khóa: Văn hóa, nhân cách văn hóa, sinh viên đại học sư phạm, nhân cách văn hóa sinhviên đại học sư phạm, giáo dục nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạm.1.Mở đầuĐảng, Nhà nước ta luôn luôn coi trọng vai trò của văn hóa trong sự phát triển đất nước. Nghịquyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014) về xây dựng và phát triểnvăn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước một lần nữa khẳngđịnh quan điểm coi văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bềnvững đất nước. Trong việc giáo dục (GD) văn hóa cho thế hệ trẻ, vai trò của nhà trường, đặc biệtcủa giáo viên đã được khẳng định. Điều này tác động trực tiếp đến chương trình đào tạo giáo viên(ĐTGV) ở trường đại học sư phạm (ĐHSP) mà mục tiêu cao nhất luôn được đặt ra là: cung cấpcho xã hội lực lượng giáo viên tương lai có đủ phẩm chất và năng lực giáo dục thế hệ trẻ trong tưcách là một nhà văn hóa theo nghĩa rộng nhất.Thực tiễn GD nhà trường hiện nay ở nước ta còn tồn tại những biểu hiện tiêu cực: bạo lựchọc đường, sự buông lỏng trách nhiệm từ phía nhà quản lí hay từ phía giáo viên trong GD địnhhướng giá trị cho học sinh, ứng xử giữa giáo viên và học sinh chưa được như mong đợi. . . Nguyênnhân sâu xa của những hiện tượng phản cảm đó là do các trường ĐHSP chưa quan tâm đúng mứcviệc GD các giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của mình. Cụ thể là, trong chương trìnhĐTGV ở trường ĐHSP, mục tiêu GD giá trị đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên được đề cập đếnở nhóm năng lực giáo dục cần hình thành và rèn luyện cho sinh viên sư phạm (SVSP). Trong đó,có yêu cầu đưa ra đối với sinh viên là: Thể hiện tư cách, đạo đức, lối sống lành mạnh, tác phongcông nghiệp và thái độ thân thiện với học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng địa phương. Songnội dung GD liên quan và phương thức tổ chức GD dường như mờ nhạt [5, 7, 8]. Trong khi đó, tạimột số nước có nền GD phát triển trong khu vực, vấn đề này rất được đề cao và được thể hiện rõNgày nhận bài: 15/12/2017. Ngày sửa bài: 20/2/2018. Ngày nhận đăng: 25/2/2018Liên hệ: Đào Thị Oanh, e-mail: phanh1001@yahoo.com58Cơ sở khoa học xây dựng tiêu chí nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạmtrong Chuẩn đầu ra cũng như trong chương trình ĐTGV: “Có đạo đức, giá trị và chuyên nghiệp”,“Trách nhiệm xã hội và trách nhiệm giải trình trong việc phát triển cộng đồng, quốc gia và toàncầu” (Chuẩn đầu ra của Malaysia) hay “GD nhân cách và công dân”, “Kĩ năng giao tiếp dành chogiáo viên”, “Nghiên cứu đa văn hóa: Tôn trọng sự khác biệt” (môn học trong chương trình ĐTGVcủa Singapore). . . [1].Do vậy, nghiên cứu đề xuất tiêu chí nhân cách văn hóa với tư cách là những phẩm chất đạođức nghề nghiệp cần giáo dục ở sinh viên ĐHSP rất có ý nghĩa, đóng góp cơ sở khoa học cho việcxây dựng chương trình đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên sao cho sát hợp, chất lượng.2.2.1.Nội dung nghiên cứuCơ sở lí luận: Một số khái niệm cơ bảnNâng việc GD nhân cách con người lên tầm văn hóa đã được nhiều tác giả đề cập đến nhưmột cách tiếp cận phát triển bền vững con người, bởi văn hóa là những giá trị bền chặt, khó thayđổi [2, 3, 6]. Trong nghiên cứu này, GD nhân cách văn hóa sinh viên ĐHSP được hiểu trong phạmvi của GD những giá trị đạo đức nghề nghiệp tương lai của họ, giúp sinh viên có thể thực hiệnnghề nghiệp tương lai đáp ứng yêu cầu xã hội . Điều này đồng nghĩa với việc GD giá trị đạo đứcnghề nghiệp đạt trình độ chuẩn mực cho sinh viên ĐHSP với tư cách là các nhà giáo tương lai. Vìvậy cần làm rõ một số khái niệm liên quan.2.1.1. Định nghĩa văn hóaCó nhiều định nghĩa về văn hóa, trong nghiên cứu này, văn hóa được hiểu là “toàn bộ giátrị vật chất và tinh thần đã được nhân loại sáng tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn lịch sử xã hội, thể hiện mối quan hệ phổ quát của con người đối với thế giới, mối quan hệ mà thông quađó con người sáng tạo ra thế giới và sáng tạo ra chính bản thân mình [dẫn theo 2]. Văn hóa là cáchmà trong đó mọi người hành động theo bản chất. Văn hóa gắn với con người và gắn với GD.2.1.2. Định nghĩa nhân cách và nhân cách văn hóaTheo tiếp cận Hoạt động-Giá trị-Nhân cách, có thể định nghĩa nhân cách là tổ hợp các tháiđộ - thuộc tính riêng trong quan hệ ứng xử (hành vi nói năng, đi đứng, cư xử. . . ), trong hành độngvới bản thân, với người khác, với môi trường tự nhiên [3]. Từ đó, chúng tôi có thể đưa ra cách hiểuvề nhân cách văn hóa như sau: Nhân cách văn hóa là hệ thống thái độ tương đối ổn định, bền vữngcủa cá nhân, chứa đựng và phản ánh các giá trị văn hóa của nhân loại, dân tộc, gia đình và đượcbiểu hiện trong mối quan hệ với bản thân, với công việc, với những người khác, với môi trường tựnhiên.2.1.3. Định nghĩa nhân cách văn hóa sinh viên đại học sư phạmSinh viên đại học sư phạm là nhóm người trưởng thành, phát triển đầy đủ về thể chất lẫn tâmlí cùng với các phẩm chất cá nhân tích cực. Họ đang học tập và rèn luyện trong các trường ĐHSPđể trở thành giáo viên trong tương lai. Từ cách hiểu nêu trên về nhân cách văn hóa và sinh viênĐHSP, chúng tôi có thể đưa ra định nghĩa “để là ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: