Danh mục

Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 233.62 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận trình bày: Sự giao lưu văn hóa một cách cởi mở cả về chiều rộng lẫn chiều sâu từ nửa sau thế kỷ XX đã tạo điều kiện phát triển cho văn chương nghệ thuật. Văn học Việt Nam mở rộng biên giới, các tác giả và tác phẩm từ ngoại quốc được xem như một bộ phận văn học quan trọng,... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Thuận DẤU ẤN CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI TRONG TIỂU THUYẾT CỦA THUẬN LÊ THỊ QUỲNH TRANG Trường THPT Chuyên Quốc học, Huế LÊ THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Sự giao lưu văn hóa một cách cởi mở cả về chiều rộng lẫn chiều sâu từ nửa sau thế kỷ XX đã tạo điều kiện phát triển cho văn chương nghệ thuật. Văn học Việt Nam mở rộng biên giới, các tác giả và tác phẩm từ ngoại quốc được xem như một bộ phận văn học quan trọng. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của những nhà văn như Thuận có ý nghĩa rất lớn với đời sống văn học. Tiếp cận tiểu thuyết của Thuận dưới góc nhìn dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại là một cách để hiểu thêm về nữ văn sĩ độc đáo này của văn học đương đại Việt Nam. Dấu ấn chủ nghĩa hậu hiện đại thể hiện đậm nét trong tiểu thuyết của Thuận qua các phương diện như: cảm quan hậu hiện đại, kiểu nhân vật mảnh vỡ, kết cấu lắp ghép - liên văn bản, cấu trúc mở, người kể chuyện với giọng điệu vô âm sắc... Sự giao lưu văn học - văn hóa từ nửa sau thế kỷ XX trong môi trường hội nhập đã tạo cơ hội cho văn học Việt Nam tiếp thu tinh hoa văn học thế giới. Không ít nhà văn trong các sáng tác của mình ghi đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện đại, văn học phi lý, phân tâm học, tiểu thuyết mới... và cả chủ nghĩa hậu hiện đại. Vậy văn học Việt Nam đã thực sự có tiểu thuyết hậu hiện đại chưa? Phải khẳng định rằng, trào lưu văn học hậu hiện đại phát triển mạnh mẽ ở phương Tây nhưng chưa định hình ở Việt Nam. Văn học Việt Nam chưa có tiểu thuyết hậu hiện đại theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ mới xuất hiện những yếu tố, những dấu ấn theo hướng hậu hiện đại như là một hướng tìm tòi để đổi mới cách viết tiểu thuyết. Sinh ra ở Hà Nội nhưng Thuận học tập và sinh sống ở Pháp. Cùng với cảm thức lạc loài, luôn hướng về Hà Nội da diết, nồng nàn ở từng nhân vật, từng câu chuyện là những trang văn mang bầu không khí của nước Pháp hào hoa. Chủ nghĩa hậu hiện đại xuất hiện đầu tiên ở Pháp - đất nước của một nền văn học luôn đi tiên phong trong lịch sử nhân loại - cũng để lại những dấu ấn trên trang viết của Thuận, trước hết ở cảm quan hậu hiện đại. 1. Cảm quan hậu hiện đại là một “kiểu cảm nhận thế giới đặc biệt, là sự phản ánh thời hậu hiện đại vốn đã trở thành đối tượng bàn luận của các nhà triết học và văn hóa học phương Tây những năm 80 của thế kỷ XX” [3, tr. 8]. Đó là một kiểu cảm nhận đời sống đặc thù thể hiện trạng thái tinh thần của thời đại: nhận thấy sự đổ vỡ của những trật tự đời sống, tính áp đặt của cái chính thống, của các phát ngôn lớn, sự đảo lộn trong các thang bảng giá trị đời sống, sự mất niềm tin, bơ vơ, lạc loài, vong thân; tâm trạng hồ nghi tồn tại và tình trạng bất an của con người. Sự cảm nhận này đã manh nha từ đầu thế kỷ với những hiện tượng như F. Kafka, A. Camus... khi hiện thực cuộc sống có Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(21)/2012: tr. 49-56 50 LÊ THỊ QUỲNH TRANG – LÊ THỊ HƯỜNG những biến động lớn, đặc biệt cùng với sự phát triển thần tốc của kinh tế, khoa học kỹ thuật là sự tha hóa của con người hiện đại. Lúc này, tiểu thuyết truyền thống tỏ ra lỗi thời, chủ nghĩa hiện thực vấp phải những nghịch lý trong khả năng phản ánh hiện thực. Trong khi đó, những biến động xã hội khiến con người nảy sinh tâm lý bất an, hoài nghi. Họ chất chứa khát vọng lùi sâu của bản thể để gìn giữ sự phong phú của tâm hồn trước sự phá hủy của xã hội công nghiệp. Tất cả những điều đó đòi hỏi nhà văn phải cách tân để chuyển tải được hiện thực và tình cảm trong giai đoạn lịch sử mới. Cảm nhận cuộc sống trong sự bất an, hồ nghi, cô đơn là yếu tố nổi lên trong tác phẩm của Thuận. Hiện thực trong các sáng tác của Thuận đều mang nỗi buồn trước sự khắc nghiệt của cuộc sống. Mặt trái của nền kinh tế thị trường của xã hội tư bản Pháp khiến những cô gái như Liên, Mai Lan, Pat (Paris 11 tháng 8) sống trong cảnh tù túng, khốn khó về vật chất và tinh thần. Hay đời sống công chức tẻ nhạt với thời gian sống trở thành một thời khóa biểu khiến cho T mất tích, khiến cho nhân vật tôi nhận ra tâm hồn bị cùn mòn đến mức kiệt quệ (T mất tích). Dự cảm con người biến thành một thứ máy móc trong xã hội hậu công nghiệp dường như càng ngày càng thể hiện rõ từ hiện thực đến văn chương. Thêm vào đó là sự đảo lộn những chuẩn mực đạo đức, tính chất các mối quan hệ và sự thay đổi liên tục các thang giá trị tạo nên sự cô đơn lạc lõng và sự hoài nghi cho con người. Con người bị tha hóa về tâm hồn, hay tính cách bị bóp méo theo những cám dỗ và khó khăn của cuộc sống mà họ không thể nhận thức, hoặc nhận thức được mà không thể lý giải để rồi mặc nhiên chấp nhận, để rồi hoài nghi, đau khổ... Cảm quan về đời sống hiện tại của các nhà văn như Thuận vì vậy có sự gặp gỡ, đồng cảm với cảm quan hậu hiện đại. Ta vẫn thấy bàng bạc trong các tác phẩm cảm xúc, tâm trạng chung của cả nhân loại trong kỷ nguyên được gọi là hậu hiện đại 2. Tiểu thuyết hiện đại đã khám phá con người theo cách riêng của nó, nói như Kundera là “đi tìm ẩn mật ...

Tài liệu được xem nhiều: