Danh mục

Dạy kể chuyện theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 499.97 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thể hiện một cách nhìn về giờ dạy Kể chuyện ở trường tiểu học trong thực tế hiện nay. Để giờ dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao, phát huy tốt năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học, nhà trường cần nhận thức lại vị trí môn học, xem xét lại hệ thống văn bản truyện kể và hệ thống tranh ảnh minh họa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dạy kể chuyện theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học Khoa Giáo dục Tiểu học, DẠY KỂ Trường Đại học Quy Nhơn CHUYỆN THEO HƢỚNG PHÁT Điện thoại: 0906 503 945 TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC Email: SINH TIỂU ngochoa2008dhqn@yahoo.com HỌC TS. PHẠM THỊ NGỌC HOA TÓM TẮT Bài viết thể hiện một cách nhìn về giờ dạy Kể chuyện ở trường tiểu học trong thực tế hiện nay. Để giờ dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao, phát huy tốt năng lực tiếng Việt cho học sinh tiểu học, nhà trường cần nhận thức lại vị trí môn học, xem xét lại hệ thống văn bản truyện kể và hệ thống tranh ảnh minh họa. Đặc biệt, việc nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn của giáo viên trong việc truyền thụ và hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng kể chuyện là nhiệm vụ hàng đầu… Từ khóa: kể chuyện, học sinh tiểu học, kỹ năng kể chuyện ABSTRACT Storytelling Teaching Based on Developing Capacity for Primary School Students This article shows a view of teaching storytelling at the primary schools nowadays. In order to achieve high efficiency in storytelling teaching and improve Vietnamese skills for primary school students, changing attitudes towards the subject and reviewing texts, visual illustrations are necessary. Especially professional development for teachers in helping students practice storytelling skill is top priority. Key words: storytelling, primary school students, storytelling skill 1. Về lý thuyết, Kể chuyện là một phân môn hấp dẫn trong chương trình Tiếng Việt ở tiểu học. Thông qua các giờ học kể chuyện, các em có cơ hội mở rộng vốn văn học, phát huy trí tưởng tượng cũng như những ước mơ, hoài bão về cuộc sống… Hơn thế, Kể chuyện 776 còn giúp các em trong việc rèn luyện và phát triển các kỹ năng nghe, nói, nhất là hình thành kiểu lời nói nghệ thuật. Nói ngắn gọn, phân môn Kể chuyện có nhiệm vụ “bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống, vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ…” [1, tr.16]. Quan trọng là vậy, song thực tế giờ dạy học Kể chuyện ở trường tiểu học hiện nay chưa đem lại nhiều kết quả như mong muốn. Theo đánh giá chung, giời dạy học Kể chuyện thiếu hấp dẫn, không gây được hứng thú và phát triển kĩ năng tiếng Việt cho học sinh. Như đã biết, Kể chuyện không thuộc số những môn học có đánh giá, tính điểm. Vì thế, giáo viên ít đầu tư, dành thời gian để chuẩn bị cho các môn học khác như Toán, Chính tả, Luyện từ và câu… Bản thân các bậc phụ huynh cũng thường chỉ quan tâm đến các môn học khác, xem nhẹ việc “học ăn, học nói” của con em mình. Không ít phụ huynh quan niệm chỉ cần con mình học giỏi toán và gửi con đi học thêm ở nhà giáo viên, thuê gia sư về nhà dạy, hết học trong sách toán nâng cao, lại giải đề thi toán trên mạng; hết thi học sinh giỏi toán ở lớp, ở trường, ở phòng Giáo dục, lại thi Olympic Toán học… Quỹ thời gian có hạn, thầy trò cùng nhau tập trung đầu tư vào những môn học thi có đánh giá, xếp loại học tập để đạt thành tích như mong muốn. Thành thử, thầy trò đâu còn thời gian để cùng suy ngẫm, cảm thụ những câu chuyện với tất cả niềm đam mê, hứng thú? Diễn biến giờ dạy học Kể chuyện hiện nay thường là: giáo viên đọc, kể qua câu chuyện 1, 2 lần, sau đó cho các em đọc/ kể lại. Thậm chí, không ít trường hợp giáo viên bỏ qua giai đoạn làm mẫu, “nhường” luôn việc đọc/ kể cho học sinh. Việc tổ chức giờ học lỏng lẻo, “tự phát”, ngẫu hứng như vậy đã làm cho giờ học thiếu sôi nổi, hào hứng. Sức hấp dẫn của giờ dạy học Kể chuyện có liên quan chặt chẽ đến vấn đề văn bản truyện kể. Theo chúng tôi, hệ thống truyện kể trong chương trình tiểu học 2000 đã được các nhà làm sách chọn lọc kỹ càng, có giá trị văn học, phù hợp với tầm đón nhận của lứa tuổi. Có điều, các truyện kể trong sách Tiếng Việt và Truyện đọc đều đã được các em đọc qua ngay từ những ngày đầu năm học. Vì thế, đến giờ học, những truyện kể ấy đã trở thành văn bản “biết rồi”. Mặt khác, những văn bản truyện kể ở lớp 2, lớp 3 vốn sử dụng lại văn bản bài Tập đọc. Việc sử dụng một văn bản cho cả hai phân môn Tập đọc và Kể chuyện như vậy, về một mặt nào đó, có tác dụng tốt trong việc rèn luyện kỹ năng đọc, nghe và nói của học sinh. Tuy nhiên, điều này lại không phù hợp với công chúng, ở đây là học sinh – những người vốn ham thích, hào hứng chờ đón những điều mới mẻ, bất ngờ mà câu chuyện mang lại. Không thể phủ nhận ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: