Doanh nghệp chưa mặn mà với trọng tài thương mại
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Doanh nghệp chưa "mặn mà" với trọng tài thương mạiDoanh nghệp chưa mặnmà với trọng tài thương mạiĐể giải quyết tranh chấp thương mại, hầu hết doanh nghiệp Việt Nam vẫnchọn toà án mà bỏ qua trọng tài thương mại.Toà án quá tải!Theo ông Nguyễn Minh Chí, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế ViệtNam (VIAC), các tranh chấp thương mại hiện vẫn đang diễn ra với chiềuhướng tăng dần về số lượng vụ việc, với nội dung ngày càng phức tạp, mứcđộ tranh chấp ngày càng quyết liệt khiến cho các cơ quan chức năng, cụ thểlà toà án dường như luôn trong tình trạng “quá tải”.Ông Phạm Tuấn Anh, Chánh toà án kinh tế Toà án Nhân dân Hà Nội, chobiết, trong hai năm trở lại đây, mỗi năm toà án Hà Nội thụ lý và giải quyếthơn 150 vụ. Theo ông, con số các vụ tranh chấp thương mại sẽ còn tiếp tụcgia tăng khi các quan hệ kinh tế được mở rộng, đa dạng và phức tạp hơn.Cụ thể, chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm 2007 thôi, toà án kinh tế Hà Nội đãthụ lý khoảng 80 vụ. Với đà này, ông ước tính, năm nay, con số giải quyếtcác vụ tranh chấp thương mại có thể lên đến 200 vụ. Đó là ở Hà Nội, còn ởTp.HCM, con số này có khả năng còn gấp 5 lần.Trong khi đó, điều 1 của Nghị định 116/CP của Thủ tướng Chính phủ banhành ngày 5/9/1994 đã quy định rõ: Trọng tài thương mại có thẩm quyềngiải quyết các vụ tranh chấp về hợp đồng kinh tế, tranh chấp giữa các côngty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau,liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; tranh chấp các bênliên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.Cũng theo Pháp lệnh trọng tài thương mại có hiệu lực từ ngày 1/7/2003,phán quyết của trọng tài được nhà nước cưỡng chế thi hành như đối với cácphán quyết của toà án.Như vậy, khi xảy ra tranh chấp trong kinh doanh, doanh nghiệp có 2 phươngpháp giải quyết: bằng tài phán là tòa án và trọng tài thương mại. Do vậy,theo ông Tuấn Anh, nhằm bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, toà án vàtrọng tài thương mại cần có sự san sẻ gánh nặng cho nhau.Nhiều ưu thếTheo PGS. TS Dương Đăng Huệ, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế(Bộ Tư pháp), trên thế giới, đặc biệt tại hầu hết các nền kinh tế thị trường,khi có tranh chấp trong kinh doanh, các doanh nghiệp thường sử dụngphương pháp trọng tài để giải quyết.Ông Huệ cho rằng, bởi vì tố tụng trọng tài có 5 ưu điểm mà các doanhnghiệp ưa thích, đảm bảo được những nguyên tắc trong kinh doanh. Thứnhất, nguyên tắc xét xử của trọng tài thương mại là xét xử bí mật, nghĩa làkhông ai có quyền tham dự phiên họp xét xử nếu không được sự đồng ý củacác bên. Với nguyên tắc này, các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được bí mật kinhdoanh cũng như uy tín của doanh nghiệp. Trong khi đó, với các toà án kinhtế, nguyên tắc xét xử là công khai.Ngoài ra, giải quyết các tranh chấp thường “ngốn” của doanh nghiệp khôngít thời gian và tiền của. Nói riêng về thời gian, trong khi ở các toà án kinh tế,mọi thủ tục, trình tự phải đúng và chặt chẽ qua nhiều cấp: sơ thẩm, phúcthẩm, tái thẩm, giám đốc thẩm… Trong khi đó, giải quyết tranh chấp bằngtrọng tài thương mại chỉ xét xử một lần, thủ tục đơn giản, đảm bảo giảiquyết nhanh, tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp. Thậm chí không cần phảimở phiên họp xét xử trực tiếp mà có thể giải quyết ngay trên cơ sở tài liệu,chứng cớ do các bên cung cấp, không cần sự có mặt của các bên liên quan.Một điểm nữa khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới lựa chọn trọng tàithương mại là tính linh hoạt, đảm bảo tốt hơn quyền tự định đoạt của cácbên. Nghĩa là các bên có quyền tự quyết định chọn hình thức tổ chức trọngtài cũng như trọng tài viên mà mình ưa thích; có quyền lựa chọn địa điểm,thời gian sao cho tiện với doanh nghiệp. Điều này ở toà án, đấy là công việccủa thẩm phán và doanh nghiệp phải tuân theo.Ngoài ra, một điểm nữa, theo ông Huệ, trong các vụ tranh chấp giữa các bêncó quốc tịch khác nhau, thường xử lý thông qua trọng tài thương mại, đặcbiệt là của một nước thứ ba để đảm bảo tính khách quan trong việc giảiquyết. Bởi trọng tài thương mại không đại diện cho quyền lực nhà nước, độclập trong xét xử và ra phán quyết, không có sự ràng buộc với các bên liênquan nào cả.Điểm cuối cùng là, theo công ước New York năm 1958, những phán quyếtcủa trọng tài thương mại được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài.Trong khi đó, phán quyết của toà án chỉ có hiệu lực thi hành trong phạm viquốc gia.... nhưng thiếu trọng tàiRõ ràng, với những ưu thế trên, trọng tài thương mại là một phương phápgiải quyết các tranh chấp có hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế, nếu so với toàán mỗi năm giải quyết hàng ngàn vụ tranh chấp thì xử lý thông qua trọng tàithương mại chỉ vỏn vẹn 30 vụ mỗi năm.Tại sao lại có độ “vênh” quá lớn như vậy? Liệu có phải thực sự các doanhnghiệp Việt Nam vẫn chưa quan tâm hay tin tưởng vào hình thức giải quyếtnày hay không?Theo các chuyên gia pháp luật, thực tế nhiều doanh nghiệp không nhữngkhông quan tâm mà còn hiểu “mơ hồ” và chủ quan về vấn đề này. Ngay từkhâu ký kết hợp đồng, nhiều doanh nghiệp không đề cập đến vấn đề giảiquyết tranh chấp nếu xảy ra. Điều này, theo nhiều chuyên gia, do xuất pháttừ lối kinh doanh cũ, nghĩa là tin tưởng nhau là chính và ít nghĩ đến các vấnđề xảy ra ngoài mong muốn.Nhiều doanh nghiệp khi làm hợp đồng còn sai sót và không chặt chẽ khi ghi“nếu có tranh chấp thì sẽ nhờ công an giải quyết” hoặc “nhờ UBND”, chứngtỏ họ chỉ hiểu một cách nôm na, đại khái về trọng tài thương mại.Trong khi đó, trọng tài thương mại chỉ “vào cuộc” được nếu như doanhnghiệp thoả thuận với nhau sẽ lựa chọn hình thức này và được ghi rõ tronghợp đồng. Nếu không, khi xảy ra tranh chấp, trọng tài không thể là gì được.Tuy nhiên, nói như vậy, cũng không hoàn toàn “đổ lỗi” hết cho doanhnghiệp. Ông Huệ cho rằng, rõ ràng phải công nhận là hiện nay số lượngnhững người được công nhận là trọng tài thương mại ở nước ta vẫn còn ít,khoảng 180 người.Theo ông, đây là một vấn đề mang tính khách quan. Trước đây, theo qu ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
tìm hiểu về thương mại bài học cho doanh nghiệp kinh nghiệm kinh doanh kinh nghiệm tiếp thị kinh nghiệm marketing internet marketingTài liệu cùng danh mục:
-
Giáo trình Quản trị học: Phần 1 - PGS. TS. Trần Anh Tài
137 trang 811 12 0 -
6 trang 642 0 0
-
Giáo trình Quản trị quan hệ khách hàng: Phần 1
44 trang 534 4 0 -
47 trang 488 6 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 487 9 0 -
Nguyên lý kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu: Phần 1 - GS.TS. Võ Thanh Thu
225 trang 431 4 0 -
Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng (Nghề: Quản trị nhà hàng)
226 trang 413 8 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 404 10 0 -
100 câu hỏi trắc nghiệm môn: hành vi tổ chức
6 trang 375 0 0 -
Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất và dịch vụ (Tái bản lần thứ bảy): Phần 1
222 trang 368 0 0
Tài liệu mới:
-
96 trang 0 0 0
-
83 trang 0 0 0
-
Mạng xã hội 2011: nhiều bất ngờ chờ phía trước
10 trang 1 0 0 -
DỰ TOÁN NGẮN HẠN, PHÂN BỔ NGUỒN LỰC VÀ CHI PHÍ NĂNG LỰC
48 trang 1 0 0 -
111 trang 0 0 0
-
111 trang 0 0 0
-
Bài giảng Công nghệ gia công cơ - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
78 trang 0 0 0 -
91 trang 0 0 0
-
Bài giảng Mạng máy tính - Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp
155 trang 0 0 0 -
Bài giảng Kiến trúc máy tính nâng cao - Tăng Cẩm Nhung
102 trang 2 0 0