Danh mục

Giải pháp cải tiến phương pháp học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.19 KB      Lượt xem: 21      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu "Giải pháp cải tiến phương pháp học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh" nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về phương học tập môn Tâm lý học của sinh viên HUTECH, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nâng cao tốt hơn chất lượng học tập môn này cho các sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giải pháp cải tiến phương pháp học tập môn Tâm lý học của sinh viên trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GIẢI PHÁP CẢI TIẾN PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Huỳnh Thị Diệu Hiền*, Lê Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thị Nam Phương, Nguyễn Thị Như Ý, Phạm Văn Trí Khoa Tài chính - Thương mại, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: PGS. TS. Trần Văn Tùng TÓM TẮT Trong cuộc sống hiện đại ngày nay thì khía cạnh tâm lý con người ngày càng được chú trọng và phát triển. Theo đó, tâm lý học luôn là chủ đề nóng được chú ý, thu hút sự quan tâm của mọi tầng lớp, mọi trình độ nói chung và các nhà khoa học nói riêng. Ngày càng khẳng định được vị trí của mình, môn Tâm lý học được đưa vào giảng đường để giúp các bạn sinh viên tìm hiểu, nâng cao khả năng tâm lý của bản thân. Với mong muốn cải thiện phương pháp học tập môn học Tâm lý học của sinh viên HUTECH tại địa bàn TP.HCM, bài nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá thực trạng về phương học tập môn Tâm lý học của sinh viên HUTECH, từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện nâng cao tốt hơn chất lượng học tập môn này cho các sinh viên. Từ khoá: Chất lượng học tập, Tâm lý học, Sinh viên, HUTECH 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta gặp rất nhiều khó khăn, áp lực trong: gia đình, bạn bè, công việc, học tập,… Những vấn đề này khiến chúng ta bị căng thẳng. Nhiều người lạc quan, mạnh mẽ có thể vượt qua và làm chủ những khó khăn đó. Trong khi đó, cũng có những người họ không vượt qua được dẫn đến mắc các bệnh về tâm lý con người. Nhẹ là chứng rối loạn lo âu. Nặng là bệnh trầm cảm, thậm chí tự tử. Đó cũng là lí do ra đời của chuyên ngành Tâm lý học. Và trong tương lai, chuyên ngành này sẽ rất phát triển ở Việt Nam. Vì dưới áp lực của cuộc sống, nhu cầu được tâm sự và tìm kiếm sự giúp đỡ về mặt tinh thần của chúng ta ngày càng cao. Ngành Tâm lý học là một ngành học thuộc lĩnh vực nghiên cứu về xu hướng hành vi, tâm lý, tinh thần của con người dựa trên những hành động và cảm xúc của họ. Chuyên ngành này còn được nhiều bạn trẻ yêu thích vì khát khao đóng góp cho cộng đồng của các bạn. Mong muốn hiểu, cảm thông, giúp đỡ và hỗ trợ những người bị bệnh về tinh thần, tâm lý vượt qua được. Để trên thế giới này, chúng ta không còn nghe thêm ca bệnh nào chết với lí do: tự tử, trầm cảm. Sau khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học, bạn sẽ trở thành: Chuyên viên tâm lý thị trường , nhà tư vấn tâm lý học đường ,chuyên viên ngành Tư vấn tâm lý xã hội, chuyên viên tâm lý vấn đề: hôn nhân, xã hội,.. Chương trình đào tạo ngành Tâm lý học tại HUTECH mang tính ứng dụng cao, định hướng thực hành, bám sát thực tiễn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động kết nối doanh 29 nghiệp, giao lưu cùng chuyên gia, xây dựng nhiều sân chơi học thuật bổ ích, tạo điều kiện để sinh viên phát triển toàn diện. Các bạn sinh viên theo học ngành Tâm lý học tại HUTECH được đào tạo các kiến thức cơ bản về các lĩnh vực như: Tâm lý tư vấn, tâm lý học đường, tâm lý xã hội, tâm lý học quản trị kinh doanh, tâm lý học quản lý, tâm lý học lao động,... nhằm nghiên cứu tư duy và hành vi của con người từ sức khỏe, nhận thức, cảm xúc lẫn các khía cạnh xã hội khác. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP Để có được điểm cao ở một môn học thì chính bản thân chúng ta phải luôn không ngừng nỗ lực và cố gắng, chăm chỉ và kiên trì … Theo đó, phương pháp học tập đúng đắn sẽ là một bước đệm tốt để các bạn sinh viên dễ dàng chinh phục được môn Tâm lý học này bởi đối với một phần không nhỏ ở các bạn, môn Tâm lý học là một môn học quá trườu tượng và khô khan và còn có ý kiến cho rằng: môn Tâm lý học chỉ thật sự cần thiết đối với sinh viên chuyên ngành Tâm lý. Thông qua nghiên cứu, nhóm em đã thấy được nhiều khía cạnh ưu điểm lẫn khuyết điểm của các bạn sinh viên khi tham gia môn học này và đưa ra các phương pháp để giảng viên lẫn các bạn sinh viên sẽ có được kết quả tốt nhất đối với môn học. 2.1 Phương pháp học Feynman Dựa vào khảo sát có tới 50% các bạn sinh viên cho rằng: “Những câu hỏi của giảng viên giúp sinh viên suy nghĩ và học tập chủ động tích cực “chưa thực sự phát huy hết các tác dụng của nó bởi vì hầu hết các bạn sinh viên khi không hiểu bài sẽ có tâm lý thụ động trong giờ học và phớt lờ đi các hoạt động của giảng viên. Các bạn đi vào lối mòn “Tiếp thu một chiều kiến thức “và không có đầu ra trong khi việc học tập phải là một quá trình hai chiều. Nó không chỉ đơn giản dừng lại tại việc lên lớp nghe giảng, chép bài, học bài và kiểm tra mà phải có sự chủ động, tích cực, trao đổi với giảng viên để hiếu bài tốt hơn và được giải đáp các khúc mắc trong bài học Dựa vào phương pháp Feynman thì các bạn có thể nội dung hóa các điểm kiến thức và hiện thực hóa đầu ra kiến thức bằng cách sau các bạn sinh sẽ chủ động tìm hiểu trước kiến thức và note lại ở sơ đồ tư duy, tự đặt câu hỏi và sẽ thuyết trình lại với lớp bằng sự hiểu biết của chính mình. Từ đó, các bạn dễ nắm chắc kiến thức của bản thân hơn và tạo động lực, kích thích tích cực hơn trong học tập 2.2 Đặt mục tiêu cho bản thân mình Bản thân chúng ta sẽ luôn có 24 giờ mỗi ngày để sống và làm việc. Tuy nhiên để phát huy tốt nhất lượng thời gian và công việc ấy thì đòi hỏi chính bản thân phải có mục tiêu rõ ràng cho mình hằng ngày. Đối với phương pháp học cũng vậy. Muốn có chất lượng học cao thì chính bạn phải đặt bản thân mình vào khuôn khổ để nỗ lực. Ví dụ Bạn muốn có điểm A ở môn tâm lý học thì phải xác định trước bản thân thông qua các tiêu chí. Ở bước đầu phải đo lường và xem xét xem năng lực bản thân đã đủ hay chưa? Các kiến thức nền tảng của môn Tâm Lý Học như Quan điểm sinh học, Quan điểm nhận thức, Quan điểm hành vi, … thì bạn đã thực sự còn nhớ hay đã mất gốc. Tiếp đến, chính bản thân bạn tự ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: