Danh mục

Giáo trình Chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất - MĐ03: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi

Số trang: 65      Loại file: pdf      Dung lượng: 800.04 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Giáo trình Chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất thuộc MĐ03 nghề Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng: xác định được các loại máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất và lựa chọn được các loại máy móc theo yêu cầu kỹ thuật.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Chuẩn bị máy móc thiết bị phương tiện sản xuất - MĐ03: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHƢƠNG TIỆN SẢN XUẤT MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, Năm 2011 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03 3 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô- gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./.. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên) 2. Nguyễn Danh Phương 3. Lê Công Hùng 4 ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT Stt Từ viết tắt Giải thích 1 V Vận tốc 2 kg/m3 Khối lượng riêng và khối lượng thể tích 3 VT Vít tải 4 GT Gầu tải 5 D Đường kính ngoài của cánh vít (m) 6 D Đường kính trục vít (m) 7 N Số vòng quay của trục vít/phút 8 t/h Tấn/ giờ 9 m/s Mét/giây 10 Vg/ph Vòng/phút 11 S Bước vít (m) 12  Khối lượng riêng của vật liệu cần vận chuyển (kg/m3) 13  Hệ số đổ đầy 14 Mm Minimet 15 m Micromet 16 K Hệ số lọt trở về của nguyên liệu 5 MÔ ĐUN 03: CHUẨN BỊ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHƢƠNG TIỆN SẢN XUẤT Mã số mô đun : MĐ 03 Bài 1. Lựa chọn máy móc phù hợp với quy mô sản xuất Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên về cách lựa chọn máy móc thích hợp với quy mô sản xuất. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được các loại máy móc phù hợp với điều kiện sản xuất. - Lựa chọn được các loại máy móc theo yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định quy mô sản xuất. Trại chăn nuôi là một hình thức tổ chức sản xuất cơ bản của ngành chăn nuôi tập trung ở khu vực quốc doanh, liên doanh và hộ gia đình. Vấn đề xây dựng các trại chăn nuôi với những kiểu mẫu mẫu thích hợp cho từng loại vật nuôi, cho từng điều kiện địa phương, chiếm vị trí quan trọng đối với hiệu quả kinh tế kỹ thuật chăn nuôi tập trung và có ảnh hưởng qua lại trực tiếp với quá trình lựa chọn máy móc phù hợp quy mô sản xuất. 1.1. Xác định quy mô sản xuất tập trung. Hiện nay nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã tiêu chuẩn hoá và ban hành các kiểu mẫu về chuồng trại chăn nuôi với sự phối hợp nghiên cứu giữa ngành nông nghiệp và nghành xây dựng kiến thức cơ bản. Các hình thức lựa chọn máy móc phù hợp với quy mô sản xuất. Họ đã xây dựng các hình thức liên hợp, tổ hợp chăn nuôi với quy mô lớn như: Tổ hợp chăn nuôi hàng ngàn lợn nái, hàng chục ngàn gà đẻ... với các quy trình sản xuất khép kín đạt hiệu quả kinh tế. 1.2. Xác định quy mô sản xuất gia đình. Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì tỷ trọng của ngành chăn nuôi chiếm một phần qua trọng. Các hình thức lựa chọn máy móc phù hợp với quy mô sản xuất nhỏ đến lớn như: vài chục lợn thịt, hàng trăm gà đẻ. Các trang trại chăn nuôi được phân loại như sau: - Theo các loại gia súc gia cầm: Trại bò, trại lợn, trại gà...Nếu trại chỉ nuôi một loại vật nuôi thì gọi là trại chuyên môn, nếu trại nuôi nhiều loại vật nuôi khác nhau thì gọi là trại tổng hợp (trại lợn - gà). - Theo phương hướng sản xuất: Trại giống, trại thịt, trại trứng, trại sữa...(Trại bò sữa, tr ...

Tài liệu được xem nhiều: