Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
Số trang: 106
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.30 MB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi trang bị cho học viên kiến thức về lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Sau khi học xong mô đun này học viên có khả năng xác định được các hình thức đóng gói sản phẩm và thực hiện được việc lựa chọn hình thức đóng gói.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2011 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô- gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./.. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên) 2. Nguyễn Danh Phương 3. Lê Công Hùng ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT Stt Từ viết tắt Giải thích 1 VTM Vitamin 2 ME Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 4 Kg Kilogram 5 Mg Miligram 6 Ml Mililit 7 Kcal Kilocalo 8 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm 9 KgP Kilogram thể trọng 10 PPb Phần tỷ 11 PPm Phần triệu 12 KMnO4 Thuốc tím 13 LD Liều độc 14 HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật 15 DDT Thuốc trừ sâu 16 2,4D Dioxin MÔ ĐUN 05 ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN Mã số mô đun: MĐ 05 Bài 1. Lựa chọn hình thức đóng gói. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được các hình thức đóng gói sản phẩm. - Thực hiện được việc lựa chọn hình thức đóng gói. A. Nội dung: 1. Phân loại sản phẩm. 1.1. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn. 1.1.1. Phương hướng nghiên cứu các sản phẩm cho nghành thức ăn chăn nuôi hiện nay Hiện nay, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn được đánh giá dựa trên các giá trị dinh dưỡng đã được nghiên cứu trên những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn của từng loài vật nuôi, những tiến bộ này tập trung vào: Xác định thành phần hoá học gần đúng của các loại nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Xác định thành phần các axít amin cũng như các phương pháp ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi cho lợn, gà. Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá và khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng cũng đang được chú ý thực hiện. Nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, axít amin cho các loại gia súc, gia cầm khác nhau. Hiện nay các nghiên cứu không những đi sâu vào xác định nhu cầu các axít amin mà còn xem xét trong mối quan hệ với nhu cầu năng lượng. Nghiên cứu về chế biến nguyên liệu để tăng khả năng tiêu hoá của thức ăn, tận dụng các phụ phế phẩm để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi cũng như loại trừ các độc tố, kháng dinh dưỡng trong các loại thức ăn gia súc, gia cầm. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng là cơ sở dữ liệu đầu tiên để thiết lập khẩu phần ăn tối ưu cho gia súc. Xác định đúng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu thức ăn cho gia súc là điều kiện tiền đề để xác định nhu cầu dinh dưỡng và tối ưu hoá khẩu phần, hạ giá thành sản phẩm. Việc xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu làm thức ăn gia súc cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Số liệu đa dạng về chủng loại thức ăn và số lượng mẫu phân tích càng làm cho cơ sở dữ liệu về thành phần dinh dưỡng thêm chính xác và có độ tin cậy cao. Trong vòng 20 năm trở lại đây, các nghiên cứu về xác định thành phần hoá học ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đóng gói, bảo quản và sử dụng thức ăn - MĐ05: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP CHĂN NUÔI Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2011 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở đào tạo nghề. Đối tượng học viên là lao động nông thôn, với nhiều độ tuổi, trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Vì vậy, chương trình dạy nghề cần kết hợp một cách khoa học giữa việc cung cấp những kiến thức lý thuyết với kỹ năng, thái độ nghề nghiệp. Trong đó, chú trọng phương pháp đào tạo nhằm xây dựng năng lực và các kỹ năng thực hiện công việc của nghề theo phương châm đào tạo dựa trên năng lực thực hiện. Chương trình đào tạo nghề sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi được xây dựng trên cơ sở nhu cầu học viên và được thiết kế theo cấu trúc của sơ đồ DACUM. Chương trình được kết cấu thành 5 mô đun và sắp xếp theo trật tự lô- gíc nhằm cung cấp những kiến thức và kỹ năng từ cơ bản đến chuyên sâu về sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Chương trình được sử dụng cho các khoá dạy nghề ngắn hạn cho nông dân hoặc những người có nhu cầu học tập. Các mô đun được thiết kế linh hoạt có thể giảng dạy lưu động tại hiện trường hoặc tại cơ sở dạy nghề của trường. Sau khi đào tạo, học viên có khả năng tự sản xuất, làm việc tại các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi, nhóm hộ gia đình, các chương trình và dự án liên quan đến lĩnh vực liên quan đến sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi. Việc xây dựng chương trình dạy nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo sơ cấp nghề ở nước ta là mới, vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Ban xây dựng chương trình và tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý giáo dục và các bạn đồng nghiệp để chương trình hoàn thiện hơn./.. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Lâm Trần Khanh (Chủ biên) 2. Nguyễn Danh Phương 3. Lê Công Hùng ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT Stt Từ viết tắt Giải thích 1 VTM Vitamin 2 ME Năng lượng trao đổi (kcal/kg) 3 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 4 Kg Kilogram 5 Mg Miligram 6 Ml Mililit 7 Kcal Kilocalo 8 KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm 9 KgP Kilogram thể trọng 10 PPb Phần tỷ 11 PPm Phần triệu 12 KMnO4 Thuốc tím 13 LD Liều độc 14 HCBVTV Hoá chất bảo vệ thực vật 15 DDT Thuốc trừ sâu 16 2,4D Dioxin MÔ ĐUN 05 ĐÓNG GÓI, BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN Mã số mô đun: MĐ 05 Bài 1. Lựa chọn hình thức đóng gói. Giới thiệu: Bài học trang bị cho học viên kiến thức về lựa chọn hình thức đóng gói sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này học viên có khả năng: - Xác định được các hình thức đóng gói sản phẩm. - Thực hiện được việc lựa chọn hình thức đóng gói. A. Nội dung: 1. Phân loại sản phẩm. 1.1. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn. 1.1.1. Phương hướng nghiên cứu các sản phẩm cho nghành thức ăn chăn nuôi hiện nay Hiện nay, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn được đánh giá dựa trên các giá trị dinh dưỡng đã được nghiên cứu trên những tiến bộ trong lĩnh vực nghiên cứu về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi của từng giai đoạn của từng loài vật nuôi, những tiến bộ này tập trung vào: Xác định thành phần hoá học gần đúng của các loại nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Xác định thành phần các axít amin cũng như các phương pháp ước tính giá trị năng lượng tiêu hoá, trao đổi cho lợn, gà. Nghiên cứu xác định tỷ lệ tiêu hoá và khả năng tiêu hoá các chất dinh dưỡng cũng đang được chú ý thực hiện. Nghiên cứu xác định nhu cầu các chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, axít amin cho các loại gia súc, gia cầm khác nhau. Hiện nay các nghiên cứu không những đi sâu vào xác định nhu cầu các axít amin mà còn xem xét trong mối quan hệ với nhu cầu năng lượng. Nghiên cứu về chế biến nguyên liệu để tăng khả năng tiêu hoá của thức ăn, tận dụng các phụ phế phẩm để hạ giá thành thức ăn chăn nuôi cũng như loại trừ các độc tố, kháng dinh dưỡng trong các loại thức ăn gia súc, gia cầm. Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng là cơ sở dữ liệu đầu tiên để thiết lập khẩu phần ăn tối ưu cho gia súc. Xác định đúng thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các loại nguyên liệu thức ăn cho gia súc là điều kiện tiền đề để xác định nhu cầu dinh dưỡng và tối ưu hoá khẩu phần, hạ giá thành sản phẩm. Việc xác định thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu làm thức ăn gia súc cần phải được thực hiện thường xuyên và liên tục. Số liệu đa dạng về chủng loại thức ăn và số lượng mẫu phân tích càng làm cho cơ sở dữ liệu về thành phần dinh dưỡng thêm chính xác và có độ tin cậy cao. Trong vòng 20 năm trở lại đây, các nghiên cứu về xác định thành phần hoá học ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi Sản xuất thức ăn Sản xuất thức ăn hỗn hợp Thức ăn hỗn hợp chăn nuôi Đóng gói thức ăn chăn nuôi Giáo trình Bảo quản thức ăn chăn nuôiGợi ý tài liệu liên quan:
-
công nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp: phần 1
87 trang 15 0 0 -
công nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp: phần 1
87 trang 14 0 0 -
công nghiệp sản xuất thức ăn hỗn hợp: phần 2
104 trang 14 0 0 -
Đề cương chi tiết học phần: Rèn nghề 2 - Kỹ năng nuôi cá nước ngọt
5 trang 13 0 0 -
Bài giảng Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản: Chương 9 - TS. Ngô Hữu Toàn
84 trang 12 0 0 -
Nghiên cứu thực trạng bệnh đường hô hấp ở công nhân sản xuất thức ăn chăn nuôi
8 trang 11 0 0 -
Giáo trình Xác định nguyên liệu sản xuất thức ăn - MĐ02: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
86 trang 10 0 0 -
Sử dụng khoáng chất trong sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn công nghiệp
10 trang 9 0 0 -
Giáo trình Sản xuất thức ăn - MĐ04: Sản xuất thức ăn hỗn hợp chăn nuôi
141 trang 9 0 0 -
Bài giảng Công nghệ 10 bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
28 trang 8 0 0