Nội dung giáo trình "Đo đạc công trình" gồm có: độ chính xác trắc địa cần thiết trong xây dựng, các phương pháp bố trí định vị công trình ở ngoài thực địa, các phương pháp truyền trục lên tầng cao, đo vẽ hoàn công, quan trắc biến dạng công trình. Những vấn đề này đang được ứng dụng nhiều trong ngành xây dựng và kiến trúc. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình Đo đạc công trình - PGS.TS Phạm Văn ChuyênPGS.TS Phạm Văn Chuyên PGS.TS.PHẠM VĂN CHUYÊN GIÁO TRÌNH ĐO ĐẠC CÔNG TRÌNH HÀ NỘI 20241PGS.TS Phạm Văn Chuyên LỜI NÓI ĐẦU Nội dung tài liệu gồm có :độ chính xác trắc địa cần thiết trong xây dựng ,các phươngpháp bố trí định vị công trình ở ngoài thực địa ,các phương pháp truyền trục lên tầng cao ,đo vẽhoàn công , quan trắc biến dạng công trình .Những vấn đề này đang được ứng dụng nhiều trongngành xây dựng và kiến trúc . Đối tượng phục vụ của tài liệu là sinh viên ngành xây dựng đang được đào tạo theokhung trình độ quốc gia Việt nam thuộc bậc sáu là đào tạo cử nhân có năng lực thực hành . Rất mong nhận được các ý kiến đóng góp .Xin chân thành cám ơn và trân trọng giới thiệutài liệu cùng bạn đọc . Người biên soạn PGS.TS.Phạm Văn Chuyên Trường Đại học Xây dựng Hà nội.2PGS.TS Phạm Văn Chuyên CHƯƠNG 1 ĐỘ CHÍNH XÁC TRẮC ĐỊA CẦN THIẾT TRONG XÂY DỰNG .1.1.Khái niệm1/Đo đạc Do đạc một đại lượng nào đó là đem nó so sánh với một đại lượng cúng loại đã được coilàm đơn vị đo .2.Phân loại đo đạc trắc địa theo độ chính xác . 21/Đo đạc chính xác cao. 22/Đo đạc chính xác vừa . 23/Đo đạc chính xác thấp .3.Phân loại đo đạc trắc địa theo không gian 31/Đo góc . 32/Đo dài . 33/Đo cao.4.Phân loại đo đạc theo mục đích của các chuyên ngành: 41/Đo đạc trắc địa:để xác định tọa độ điểm mặt đất . 42/Đo đạc bản đồ:để biểu diễn mặt đất thành bản đồ . 43/Đo đạc công trình:để xây lắp các công trình .5.Lưới khống chế trắc địa là tập hợp các điểm đã được cố định ở ngoài thực địa và có tọa độ(x,y,H) chính xác .6.Phân loại lưới khống chế trắc địa theo mục đích sử dụng . 61/Lưới khống chế bản đồ :để đo vẽ bản đồ địa hình trong cả nước . 62/Lưới khống chế địa chính : để đo vẽ bản đồ địa chính trong từng tỉnh . 63/Lưới khống chế công trình : để xây dựng công trình trong từng công trường .7.Phân loại lưới khống chế công trình theo hình dạng hình học . 71/Lưới đường truyền công trình.3PGS.TS Phạm Văn Chuyên 72/Lưới tam giác công trình . 73/Lưới ô vuông xây dựng .8.Phân biệt các loại tọa độ trắc địa. 81/Tọa độ trắc địa không gian quốc tế WGS-84: (B,L,Htđ). 82/ Tọa độ địa tâm không gian quốc tế WGS-84: (X,Y,Z). 83/ Tọa độ vuông góc phẳng quốc tế WGS-84: (x,y). 84/ Độ cao thủy chuẩn quốc gia VN-2000 : (H) . 85/ Tọa độ địa tâm không gian quốc gia VN-2000: (X’,Y’,Z’) 86/Tọa độ trắc địa không gian quốc gia VN-2000: (B’,L’,H’) 87/ Tọa độ vuông góc phẳng quốc gia VN-2000: (x’,y’) 88/ Tọa độ vuông góc phẳng địa chính từng tỉnh: (xđc ,yđc).. 89/ Tọa độ vuông góc phẳng từng công trường: (x*,y*). 810/ Tọa độ độc cực phẳng trắc địa từng trạm máy: (β,S).9.Phân biệt đo đạc với bố trí . 91/Đo đạc: biết điểm A ở ngoài thực địa , tìm tọa độ (xA,yA,HA) ? 92/Bố trí : biết tọa độ (xB,yB,HB), tìm điểm B ở ngài thực địa ?10.Các loại trục công trình trong không gian . 101/Thường chọn gốc tọa độ công trường ở góc tây nam công trường . 102/Trục dọc (hàng) nằm dọc công trình A-A,B-B,C-C,…..là chữ cái in hoa ,theo thứ tựtừ dưới lên trên . 103/Trục ngang (cột) nằm ngang công trình 1-1,2-2,3-3,…là chữ số Ả rập , theo thứ tự từtrái sang phải. 104/Trục thiết kế :trùng với trục hình học(đối xứng) của cấu kiện,để xác định vị trí củacấu kiện 105/Trục thi công :cách trục thiết kế một đoạn a (phải,trái ,trên ,dưới), nó làm căn cứ đểthi công xây lắp các cấu kiện .4PGS.TS Phạm Văn Chuyên11.Mục đích của đo đạc công trình là đo đạc xác định vị trí ,kích thước , hình dáng của côngtrình đúng như thiết kế .12.Nội dung của đo đạc công trình . Độ chính xác trắc địa cần thiết trong xây dựng ,các phương pháp đo đạc định vị côngtrình ở ngoài thực địa , các phương pháp truyền trục lên cao, đo vẽ hoàn công , quan trắc biếndạng công trình .1.2.Độ chính xác trắc địa cần thiết trong xây dựng theo ISO . Cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) đề nghị đưa ra những công thức chuẩn sau đây đểtính độ chính xác của công tác trắc địa trong xây dựng. 1/. Độ chính xác bố trí khoảng cách giữa hai điểm thuộc công trình xây dựng tính theocông thức: (1.1) Trong đó: L- khoảng cách, tính bằng mét; k- hệ số, phụ thuộc phương pháp thi công; (k = 2: thi công đúc đổ tại chỗ, k = 1: thi công lắp ghép); 2/. Đối với những khoảng cách ngắn hơn 5m thì độ chính xác bố trí theo công thức: m2 = 0,8k (mm) (1.2) Trong đó: k- hệ số, như ở công thức (1). Khi thi công đúc đổ tại chỗ k = 2. Khi thi công lắp ghép k = 1. 3/. Độ chính xác bố trí góc được tính theo công thức: (1.3) Trong đó: k- hệ số phụ thuộc phương pháp thi công; k = 2 với thi công đúc đổ tại chỗ; k = 1 với thi công lắp ghép. L- chiều dài cạnh ngắn nhất kẹp góc, tính bằng mét; Wcc- độ chính xác bố trí góc cần thiết, đơn vị tính là grat, phải tính và lấy đến bốn chữ số đằng sau dấu phẩy. Độ chính xác bố trí góc cần thiết tính theo đơn vị giây là: (1.4) Trong đó: k = 2 với thi công đổ tại chỗ (k = 1 với thi cô ...