Danh mục

HỆTUẦN HOÀN

Số trang: 23      Loại file: pdf      Dung lượng: 664.87 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (23 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

HỆTUẦN HOÀNTheo Free Health EncyclopediaHệ tuần hoàn của cơ thể bao gồm hệ tim mạch và hệ bạch huyết. Hai hệ này vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng, những tế bào chết, hormon và những chất khác đến và đi khỏi các tế bào trong cơ thể. Hàng tỷ tế bào trong cơ thể người nhận chất dinh dưỡng và thải ra những chất bã hằng ngày, hằng giờ, hằng phút. Mặc dù sự trao đổi này có thể gia tăng khi hoạt động và chậm lại khi nghỉ ngơi nhưng lúc nào nó cũng hoạt động liên tục. Nếu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
HỆTUẦN HOÀN HỆTUẦN HOÀNTheo Free Health EncyclopediaHệ tuần hoàn của cơ thể bao gồm hệ tim mạch và hệ bạch huyết.Hai hệ này vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng, những tế bào chết, hormon và nhữngchất khácđến và đi khỏi các tế bào trong cơ thể.Hàng tỷ tế bào trong cơ thể người nhận chất dinh dưỡng và thải ra những chất bãhằng ngày, hằng giờ, hằng phút.Mặc dù sự trao đổi này có thể gia tăng khi hoạt động và chậm lại khi nghỉ ngơinhưng lúc nào nó cũng hoạt động liên tục.Nếu nó dừng lại, cơ thể sẽ chết. Trong 2 hệ, hệ tim mạch đóng vai trò vận chuyểnchính, hệbạch huyết chỉ hỗ trợ thêm bằng những chức năng riêng biệt của nó.NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA HỆ TIM MẠCHNhững thành phần chính của hệ tim mạch là tim, các mạch máu và máu. Có thể môtả một cách hình tượng hệ tim mạch bằng hình ảnh sau: một cái bơm bằng cơ (tráitim) bơm dịch (máu) chảy qua một chuỗi những ống dẫn lớn và nhỏ (các mạch máu)đi khắp cơ thể.Khi di chuyển qua một hệ thống các mạch máu phức tạp, máu lấy oxy từ phổi, chấtdinh dưỡng từ ruột non và hormon từ các tuyến nội tiết.Sau đó nó phân phối lại cho các tế bào của cơ thể rồi lấy về CO2 (được tạo thànhkhi tể bào dùng đường và mỡ để sản xuất ra năng lượng) và những chất thải khác.Máu sẽ mang những chất thải đó đến phổi và thận để thải ra ngoài.Tim Tim là một cấu trúc rỗng, hình nón làm từ cơ nằm phía sau và hơi lệch về bêntrái xương ức. Nép mình vào giữa 2 phổi, tim được nằm trong một lồng xương bảovệ được tạo bởi xương ức, các xương sườn và cột sống. Đỉnh tim nằm ở phía dưới,được gọi là mỏm tim, hướng vềphía hông trái và nằm trên cơ hoành (một màng cơ phân cách khoang ngực vàkhoang bụng vớinhau). Phần trên của tim, được gọi là đáy tim, hướng về phía vai trái và nằm dướixương sườn thứ 2, các mạch máu quan trọng của cơ thể được nối vào tim ở phầnnày.Tim có kích thước bằng một nắm tay. Khi mới sinh, kích thước tim và nắm tay của trẻlà bằngnhau. Khi cơ thể phát triển, tim và nắm tay cũng phát triển với cùng một tốc độ. Ởngười lớn, khối lượng trung bình của tim vào khoảng từ 255 đến 310 gram, củanam lớn hơn của nữ một ít.Màng tim là một túi làm từ màng xơ, chặt, bao quanh, bảo vệ và neo giữ tim lại vớicác cấu trúc xung quanh. Lớp mỏng ở trong bao mặt ngoài của tim và là một thànhphần của thành tim. Lớpxơ bên ngoài bảo vệ tim và neo tim lại với các cấu trúc xung quanh như là xươngức và cơ hoành. Phần trong của lớp ngoài này được giới hạn bởi một lớp khác, sảnxuất ra huyết thanh. Chất nước bôi trơn giữa hai lớp trong và ngoài của màng timnày giúp cho 2 lớp này trượt lên nhau được dễ dàng hơn và giảm ma sát khi timđậ pThành tim được cấu tạo bởi 3 lớp: lớp ngoài (epicardium), lớp cơ (myocardium), vàlớp nội tâm mạc (endocardium). Lớp ngoài cùng (epicardium) thật chất là lớp trongcùng của màng ngoài tim. Lớp giữa, myocardium, là một lớp cơ tim dày có thể cobóp được để tống máu đi ra khỏi tim. Lớp trong cùng, nội tâm mạc, là một màngmỏng giúp máu có thể chảy trơn tru qua các buồng tim.Các buồng timTim được chia ra làm 4 buồng. Một vách cơ chia tim ra làm 2 phần: phải và trái. Mỗiphần tiếp tục được chia ra làm 2 buồng: buồng trên và buồng dưới. Hai buồng trên,còn được gọi là tâm nhĩ, có thành mỏng. Chúng đảm nhận chức năng nhận máu vềtim. Máu chảy về tâm nhĩ từ các mạch máu của cơ thể, sau đó được bơm xuống tâmthất, là 2 buồng nằm phía dưới. Tâm thất là buồng đảm nhận chức năng tống máuđi. Thành của chúng dày và có nhiều cơ hơn tâm nhĩ. Nó giúp tâm thất co bóp vàbơm máu ra khỏi tim đến phổi và những khu vực còn lại của cơ thể. Trong khi máuchảy từ buồng này sang buồng kia, những cái van-một-chiều ngăn không chomáu chảy ngược trở lại buồng cũ. Các van nằm giữa tâm nhĩ và tâm thất được gọi làvan nhĩthất. Van nhĩ thất trái (nằm giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái) còn được gọi là van hailá. Van nhĩthất phải (nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải) còn được gọi là van ba lá. Các vannằm giữa2 tâm thất và những mạch máu lớn được chúng bơm máu được gọi là các van bánnguyệt. Van bán nguyệt động mạch phổi nằm giữa tâm thất phải và thân độngmạch phổi. Van bán nguyệt động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái và động mạchchủ.Các lá van mở và đóng để đáp ứng lại với những thay đổi áp lực trong tim. Các vannhĩ thất mở ra khi tim nghỉ ngơi và đóng lại khi tâm thất co bóp. Các van bán nguyệtđóng lại khi tim nghỉ ngơi và mở ra khi tâm thất co bóp. Khi các van đóng lại sẽ gâyra những tiếng bùm-tặc mà bác sĩ có thể nghe thấy được qua ống nghe. Khi vannhĩ thất đóng sẽ tạo ra tiếng bùm, khi van bán nguyệt đóng sẽ tạo ra tiếng tặc.Hệ dẫn truyền nội tại của timTim có một hệ thống thần kinh riêng để kiểm soát hoạt động của nó được gọi là hệdẫn truyền nội tại, nằm bên trong mô tim. Những tín hiệu thần kinh được hệ này gửiđi sẽ làm các phần khác nhau của tim co bóp ở những thời điểm khác nhau. Mộtđiểm nút nhỏ bao gồm một loại mô cơ đặc biệt nằm ở phần trên của tâm nhĩ phảiđược gọi là n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: