Giới thiệu và thiết kế bảng câu hỏi, cách thức tiến hành lệnh frequencies tính tần số, tính trị trung bình, cách thức tiến hành phân tích bảng chéo, cách đọc kết quả kiểm định,... là những nội dung chính trong tài liệu "Hướng dẫn SPSS 16.0". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu để nắm bắt nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Hướng dẫn SPSS 16.0SP SS 16.0GIỚI THIỆU VÀ THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎIPhần mềm SPSS (nguyên gốc là từ viết tắt của Statistical Package for Social Sciences) được dùngđể phân tích các kết quả điều tra trong nhiều lĩnh vực từ xã hội, giáo dục, kinh tế, dịch vụ,marketing, nông nghiệp, y khoa… Ngày nay SPSS for Windows đã trở thành một trong những phầnmềm phân tích số liệu thống kê hiệu quả, phổ biến nhất và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng đểphân tích dữ liệu trong nghiên cứu khoa học.Phần mềm SPSS dễ dàng cài đặt cho mọi cấu hình của máy vi tính, với dung lượng thấp người sửdụng không cần đến một máy vi tính có cấu hình thật mạnh. Việc cài đặt SPSS đơn giản và tương tựnhư một số phần mềm ứng dụng khác.Nhà nghiên cứu sử dụng chương trình SPSS trong máy vi tính để thực hiện các kỹ thuật thống kê,nhưng việc làm cho các con số thống kê có ý nghĩa lại phụ thuộc vào cách diễn giải kết quả, suydiễn và dự đoán để giải quyết mục tiêu của vấn đề nghiên cứu.1. LÀM QUEN VỚI SPSSKhởi động SPSS từ biểu tượng của chương trình trên Desktop hoặc từ Star/Program/SPSSSPSS có 2 cửa sổ làm việc: Cửa sổ dữ liệu (Dataset) và Cửa sổ kết quả xử lý (Output)- Cửa sổ dữ liệu có 2 giao diện: Giao diện mã hoá dữ liệu (Variable View) và Giao diện nhập liệu(Data View). Thay đổi giao diện bằng cách nhấp chuột chọn ở gốc trái bên dưới màn hình, hoặcbấm tổ hợp phím Ctrl+T.Thành phần Menu của cửa sổ dữ liệu bao gồm:File: giúp tạo tập tin SPSS mới, mở tập tin có sẵn, lưu, thoát …Edit: xác lập các mặc định của chương trình (Option), cắt, dán, tìm kiếm, thay thế…View: cho hiện dòng trạng thái, thanh công cụ, font chữ, giá trị nhập vào hay nhãn ý nghĩaData: bao gồm các lựa chọn chèn thêm biến, tìm nhanh một quan sát, sắp xếp thứ tự quan sát, chiavà ghép tập tin…Transform: gồm các lệnh tính toán, chuyển đổi và mã hoá lại biến …Analyze: chứa các công cụ phân tích số liệu như: thống kê mô tả, phân tích bảng chéo, các kiểmđịnh tham số và phi tham số, phân tích tương quan và hồi quy …Graphs: bao gồm các công cụ liên quan đến biểu đồ và đồ thịUtilities: tìm hiểu thông tin về các biến, tập tin… 1Windows: sắp xếp và di chuyển giữa các cửa sổ làm việc của SPSS- Cửa sổ kết quả (Output): chứa các kết quả xử lý số liệu, biểu đồ … 2. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI 2.1. Số đo và thang đoĐánh dấu bằng số hay các ký hiệu để mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (sự chấp nhận, tháiđộ, thị hiếu) theo một qui luật cụ thể nào đó. Mô tả bằng số cho phép phân tích dữ liệu bằng phươngpháp thống kê và truyền đạt kết quả một cách dễ dàng. Có 4 loại thang đo chính được sử dụng trongnghiên cứu Marketing: thang đo biểu danh, thang đo tỷ lệ, thang đo thứ tự và thang đo khoảng.Thang đo biểu danh (danh nghĩa) (Nominal scale)Là thang đo sử dụng các con số đánh dấu (mã số) để phân loại đối tượng hoặc sử dụng như ký hiệuđể phân biệt và nhận dạng đối tượng. Thang đo biểu danh hay thang đo danh nghĩa không có ýnghĩa về mặt lượng mặc dù nó được ký hiệu bằng các con số.Trong nghiên cứu Marketing, thang đo biểu danh dùng để nhận dạng, xếp loại đối tượng đượcphỏng vấn (giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo,…), tên sản phẩm, phẩm chất, và các đối tượng khác. Ví dụ: Vui lòng cho biết hiện gia đình anh (chị) đang sử dụng loại chất đốt nào? (1) Củi (2) Than đá (3) Dầu (4) GasThang đo thứ tự (Ordinal scale)Là thang đo thể hiện sự xếp hạng, thể hiện mối quan hệ so sánh thứ tự giữa các loại đối tượng đểchỉ ra phạm vi liên hệ đến một đặc tính nào đó. Thang đo này cũng không có ý nghĩa về mặt lượng(không cho biết nhiều hơn hay ít hơn bao nhiêu, chỉ cho biết cấp độ chênh lệch). Ví dụ: Vui lòngxếp thứ tự các loại chất đốt mà anh (chị) ưa thích? ( ) Củi ( ) Than đá ( ) Dầu ( ) GasThang đo khoảng (Interval scale) 2Là thang đo cũng có thể dùng để xếp hạng các đối tượng nghiên cứu nhưng khoảng cách bằng nhautrên thang đo đại diện cho khoảng cách bằng nhau trong đặc điểm của đối tượng. Một thang đokhoảng chứa đựng tất cả thông tin trong thang đo thứ tự nhưng nó cũng cho phép só sánh sự khácbiệt giữa các đối tượng. Ví dụ: sự khác biệt giữa “3” và “4” thì bằng sự khác biệt giữa “1” và “2”,hoặc sự khác biệt giữa “2” và “4” thì gấp đôi sự khác biệt giữa “1” và “2”.Thang đo tỷ lệ (Ratio scale)Là loại thang đo cao nhất, nó chứa đựng tất cả nội dung của thang đo biểu danh, thang đo thứ tự vàthang đo khoảng. Trong thang đo tỷ lệ, ta có thể nhận dạng hoặc phân loại đối tượng, xếp hạng đốitượng và so sánh sự khác biệt. Thang đo tỷ lệ không chỉ cho biết sự khác biệt giữa 2 và 5 thì bằngsự khác biệt giữa giữa 14 và 17 mà nó còn cho biết thêm 14 thì gấp 7 lấn của 2. 2.2. Tiến trình thiết kế bảng câu hỏiThiết kế bả ...