Danh mục

Khả năng xử lý nước thải sơ chế gà rán công nghiệp bằng biện pháp oxy hóa nâng cao kết hợp thủy sinh thực vật

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.13 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm mục tiêu xử lý hiệu quả loại hình nước thải này, bài viết khẳng định khả năng kết hợp giữa phương pháp oxy hóa nâng cao với thủy sinh thực vật để giải quyết vấn đề vừa nêu trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Khả năng xử lý nước thải sơ chế gà rán công nghiệp bằng biện pháp oxy hóa nâng cao kết hợp thủy sinh thực vậtNghiên cứu khoa học công nghệKHẢ NĂNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SƠ CHẾ GÀ RÁN CÔNG NGHIỆP BẰNG BIỆN PHÁP OXY HÓA NÂNG CAO KẾT HỢP THỦY SINH THỰC VẬT Nguyễn Điền Châu1*, Nguyễn Thành Luân2, Trương Hoàng Đan1 Tóm tắt: Sự phát triển của Việt Nam hướng đến mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa, một số loại hình chế biến thực phẩm mới cũng xuất hiện theo xu hướng ấy, trong đó có ngành gà rán công nghiệp. Cùng với sự xuất hiện của ngành gà rán công nghiệp, nước thải sơ chế gà rán công nghiệp là một trong những loại nước thải mới với đặc trưng có nồng độ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng cao và chứa một số thành phần ức chế sinh học (có trong các loại gia vị). Nhằm mục tiêu xử lý hiệu quả loại hình nước thải này, bài viết khẳng định khả năng kết hợp giữa phương pháp oxy hóa nâng cao với thủy sinh thực vật để giải quyết vấn đề vừa nêu trên cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong thực tiễn. Bài báo là bước đầu của việc triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kết hợp giữa phương pháp oxy hóa nâng cao và thủy sinh thực vật để xử lý loại hình nước thải sơ chế gà rán công nghiệp.Từ khóa: Nước thải gà rán công nghiệp, Oxy hóa nâng cao, Thủy sinh thực vật. 1. MỞ ĐẦU Nước thải từ ngành sản xuất thực phẩm ăn nhanh, đặc biệt là nước thải phát sinhtừ quá trình tẩm ướp gà rán là loại nước thải có thành phần là các hợp chất gia vị,đây là thành phần có tính chất kháng khuẩn, kháng vi sinh vật và kháng nấm rấtcao. Một số nghiên cứu cho thấy một số hợp chất trong gia vị tẩm ướp có khả năngkháng khuẩn và ức chế hoạt động của vi sinh vật: Chất chiết xuất từ thực vật tựnhiên (Cây Hương Thảo – Rosmarinus officinalis) làm gia vị tẩm ướp có ảnhhưởng đáng kể đến sự ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn trong các sản phẩm thịt[7]; Nghiên cứu khi ướp thịt bò với rượu vang đỏ vị ngọt nhạt, mật ong, húng tâykinh giới, tỏi, và cải ngựa có thể kiểm soát được tổng số vi khuẩn mesophilic hiếukhí, vi khuẩn axit lactic và quá trình oxy hóa của thịt [10]; Nghiên cứu hoạt tínhkháng nấm của các loại gia vị: Tỏi, Hành Tây, Gừng, Tiêu, Đinh Hương, Quế,…Kết quả cho thấy hoạt chất trong Tỏi và Đinh Hương ở nồng độ 20% ức chế hoàntoàn khả năng tăng trưởng của nấm [9]; Tinh dầu của các loại gia vị và thảo dượcsử dụng rộng rãi như: Tỏi, Mù Tạt, Quế, Thì Là, cây Đinh Hương, Quế, Húng Tây,Húng Quế, Oregano, hạt Tiêu, Gừng, cây Xô Thơm, Hương Thảo, đều có tác dụngkháng khuẩn rất tốt [8]; Ngoài việc sử dụng ớt trong các món ăn, ớt được nghiêncứu có tính chất kháng sinh và kháng nấm. Hiện nay, nghiên cứu đang được tiếnhành để xác định tiềm năng cho các ứng dụng của chiết xuất ớt trong ngành côngnghiệp thực phẩm làm chất bảo quản nhân tạo [12]; Nghiên cứu sử dụng vỏ củaquả ớt tạo thành bột nhằm hạn chế hiện tượng thối rễ do nấm gây ra ở cây họ đậu;Trong dung dịch nước chiết xuất từ tiêu đen và bột nghệ cho thấy ức chế hoạt độngcủa chủng vi khuẩn cầu (Staphylococcus aureus); Gia vị là những tác nhân tựnhiên chống lại hầu hết các hoạt động của vi khuẩn [14]; Hoạt động kháng khuẩncủa chất chiết xuất từ ớt và hạt tiêu đen được đánh giá rất hiệu quả trên cây cảixoắn Trung Quốc (chủng Xanthomonas campestris – vi khuẩn gây bệnh gây thốiđen lá và chủng Alternaria brassicicola nấm gây bệnh đốm lá) [11].Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san NĐMT, 09 - 2017 39 Hóa học & Kỹ thuật môi trường Đối với loại nước thải sơ chế gà rán công nghiệp, xử lý trực tiếp bằng phươngpháp sinh học hầu như không khả thi do tính ức chế sinh học của các hợp chấttrong gia vị. Vì vậy, áp dụng phương pháp oxy hóa nâng cao như một khâu tiền xửlý nhằm làm mất hoạt tính ức chế sinh học của các hợp chất trong gia vị của nướcthải là hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nên thuận lợi cho việc phát triển của nhiều loạithực vật, đặc biệt là các loại thực vật có khả năng làm sạch nhiều loại chất ô nhiễmtrong nước thải. Một số nghiên cứu đã được thực hiện có thể kể đến như: Lê AnhTuấn (2007) đã nghiên cứu sử dụng thực vật để loại bỏ các chất dinh dưỡng dưthừa trong nước thải từ các ao nuôi thủy sản, hầu hết các thông số chất ô nhiễm ởnước đầu ra đều dưới mức cho phép, thông số BOD5 và COD có hiệu quả xử lý caotrên 85%, thông số DO có tăng nhưng không nhiều, chưa đạt ở mức mong muốn,đặc biệt độ đục (turbidity) và tổng Coliform cho kết quả rất cao trên 96%, các kếtquả đo pH xấp xỉ ở mức 7,0 nước đầu vào và mức 6,8 – 6,9 ở nước đầu ra [1];Trương Thị Nga (2007) nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi bằng sậy đã cho thấykết quả hiệu suất xử lý P tổng lên đến 93,78%, NH4+ là 64,08% và COD là 36,39%[2]; Trương Thị Nga (2007) đã nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý nước thải chănnuôi b ...

Tài liệu được xem nhiều: