Danh mục

Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 355.53 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung của bài viết tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân trên thế giới, một số nguyên nhân cơ bản hạn chế đầu tư của khu vực tư nhân cho bảo vệ môi trường và các biện pháp đã và đang được sử dụng trên thế giới để giải quyết các nguyên nhân trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/318553055 Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân (international experience on enhancing... Working Paper · February 2017 CITATIONS READS 0 41 1 author: Nam Hoang Nguyen National Economics University 12 PUBLICATIONS 0 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: USAID green annamites project on Feasibility Assessment for Payment for Forest Environmental Services (PFES) Expansion in Quang Nam and Thua Thien Hue provinces, Vietnam View project ADB CDTA 8592 VIE: Improving Payment for Forest Ecosystem Service Implementation View project All content following this page was uploaded by Nam Hoang Nguyen on 20 July 2017. The user has requested enhancement of the downloaded file. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân Nguyễn Hoàng Nam Khoa Môi trường và Đô thị, Đại học Kinh tế Quốc dân nguyenhoangnam275@gmail.com 1. Mở đầu Môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đổi của môi trường tự nhiên. Đó là một mối quan hệ chặt chẽ mà bất cứ quốc gia nào cũng cần phải quan tâm trong quá trình lập kế hoạch phát triển của mình. Với quan điểm đó, phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường đang là cách tiếp cận được nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ Môi trường ngay từ năm 2005 đã chỉ rõ: “Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học” (Khoản 3, Điều 3, Luật BVMT năm 2005). Luật cũng xác định“Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư phát triển” (Khoản 5, Điều 5, Luật BVMT năm 2005). Vì vậy, kể từ năm 2006, ngân sách cho bảo vệ môi trường của Việt Nam thường xuyên chiếm trên 1% tổng ngân sách Nhà nước hàng năm, và vẫn liên tục tăng nhanh. Năm 2015, tổng chi ngân sách cho bảo vệ môi trường là 11400 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2010 (Thời báo tài chính, 2016). Tuy nhiên, trong khi hoạt động phát triển kinh tế đang nhận được rất nhiều nguồn đầu tư khác nhau, hoạt động bảo vệ môi trường vẫn dựa khá nhiều vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, bài viết này nghiên cứu “Các kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân”, nhằm đa dạng hóa nguồn đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, giảm phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Bài viết này tổng hợp các kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy đầu tư bảo vệ môi trường trong khu vực tư nhân trên thế giới. Kết cấu của bài viết bao gồm bốn phần chính: Ngoài phần mở đầu, Phần 2 bàn về một số nguyên nhân cơ bản hạn chế đầu tư của khu vực tư nhận cho bảo vệ môi trường; Phần 3 trình bày các biện pháp đã và đang được sử dụng trên thế giới để giải quyết các nguyên nhân đã nêu ở phần 2; cuối cùng là kết luận. 1 2. Một số nguyên nhân hạn chế đầu tư của khu vực tư nhân cho bảo vệ môi trường Trong bối cảnh các vấn đề môi trường ngày càng trở nên khó kiểm soát và ngân sách của nhiều quốc gia đang suy giảm, đầu tư tư nhân được coi là một động lực quan trọng cho công tác bảo vệ môi trường trên thế giới. Hiện nay, khái niệm đầu tư tư nhân cho bảo vệ môi trường không chỉ là đầu tư cho bảo vệ môi trường của doanh nghiệp 1 mà còn bao gồm các hoạt động đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của xã hội nói chung, ví dụ như các doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực xử lý rác thải, xử lý nước thải,... Tại châu Âu, khi đầu tư từ ngân sách nhà nước cho bảo vệ môi trường giảm 5,2% thì đầu tư tư nhân tăng 3,2% trong giai đoạn 2006-2014. Tới năm 2014, đầu tư tư nhân đã chiếm 59% tổng đầu tư trong lĩnh vực này trên toàn châu Âu (Eurostat, 2016). Tại Việt Nam, nhiều nghiên cứu điểm nhận định rằng đầu tư tư nhân trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của nước ta còn rất thấp, chưa tương xứng với đầu tư từ ngân sách nhà nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016; Hồng, 2008; Minh, 2013). Nhằm tìm ra các giải pháp thúc đẩy đầu tư tư nhân cho bảo vệ môi trường, phần này của bài viết sẽ bàn về một số nguyên nhân cơ bản có thể làm hạn chế hoạt động này. Đây là những nguyên nhân phát sinh khách quan và chủ quan trong quá trình phát triển, xuất hiện ở nhiều nền kinh tế, trong đó có Việt Nam. Thứ nhất là nguyên nhân từ thói quen đầu tư và quy mô của các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân. So với nhiều lĩnh vực đầu tư khác, bảo vệ môi trường là một lĩnh vực mới. Do đó, các doanh nghiệp chưa có thói quen và chưa tạo được trào lưu đầu tư để có thể hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, các doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro của người đi đầu, rủi ro về thiếu thông tin, kinh nghiệm và cả rủi ro về lợi nhuận, khi các giá trị môi trường thường rất khó đo đếm và được đánh giá rất khác nhau ở các khu vực. Một nhà đầu tư trong lĩnh vực cô lập carbon (carbon capture and storage) có thể rất thành công tại châu Úc, nhưng sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn nếu bắt đầu tại Trung Quốc hay Việt Nam, do các nước này chưa có người mua trong thị trường này. Ngoài ra, nếu quy mô của một doanh nghiệp tư nhân nhỏ thì doanh nghiệp đó sẽ thường không chú ý tới yếu tố môi trường. Tại Việt Nam, theo thông tư 16/2013/TT-BTC ban hành ngày 08/02/2013, khoảng 96% các doanh nghiệp tư nhân hiện nay là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đặc điểm của các doanh nghiệp này là số vốn tương đối ít (dưới 100 Tỷ đồng) nên thường phải ưu tiên các khoản mục đầu tư nhỏ, ngắn hạn, quay vòng vốn nhanh. Trong khi đó, đầu tư cho bảo vệ môi trường thường có chi phí ban đầu lớn và quá trình vận hành dài. Ví dụ, một nhà máy xử lý nước thải nhỏ cũng cần “Đầu tư cho bảo vệ môi trườ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: