Kỷ cương để tăng thương hiệu nhân sự
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Kỷ cương để tăng "thương hiệu" nhân sựKỷ cương để tăng thương hiệu nhân sựThất bại lớn nhất của một nhà quản lý là tình trạng trên bảo mà dưới không nghe.Điều này dẫn đến đình đốn công việc hoặc công việc trở nên ngoài tầm kiểm soát.Yếu tố then chốt để ngăn ngừa tình trạng này là xây dựng môi trường làm việc cókỷ cương ngay từ đầu. Hơn nữa, qua tác phong làm việc nghiêm túc của đội ngũnhân viên, mỗi nhân viên cảm thấy tự hào về công ty mình và người ngoài công tysẽ đánh giá cao thương hiệu của công ty.Nói về kỷ cương thì quản trị nhân sự hiện nay đã thừa kế được ít nhiều triết họcNho Giáo thời xưa. Đạo Nho xem xã hội là tổng hòa các mối quan hệ giữa ngườivới người, trong đó có năm mối quan hệ chính là vua tôi, cha con, chồng vợ, anhem, bạn bè. Ba mối quan hệ đầu tiên được xem là cơ bản nhất, gọi là tam cương.Từ cương ở đây là kỷ cương, là giềng mối - những cái gì có hệ thống chặt chẽvà không thể tách rời ra được. Tam cương gồm: nghĩa quân thần, tình cha con, sựthuận hòa của vợ chồng.Theo Tam Tự Kinh - một quyển sách tiêu biểu của Nho Giáo, bộ ba giềng mối nàyđược so sánh ngang với tam tài trời - đất - người và tam quang mặt trời - mặttrăng - các vì sao. Như vậy, người xưa rất xem trọng các mối quan hệ. Tamcương chứa đựng những chuẩn mực về quy tắc xử sự giữa các mối quan hệ chínhyếu trong xã hội bấy giờ: người dân đối với vua, cha đối với con, vợ đối vớichồng. Từ tư tưởng tam cương, mỗi người đàn ông (vốn được xem là lực lượngtrọng yếu của xã hội phong kiến) đều cần ý thức được bổn phận, vai trò của mìnhvà từ đó tuân theo những quy tắc sống, xử sự nhất định của xã hội. Có thể nói, tamcương là rường cột của trật tự kỷ cương xã hội phong kiến.Sự chuẩn hóa quy tắc xử sự giữa các mối quan hệ người với người vẫn luôn là cầnthiết trong xã hội hiện nay nói chung hay trong lĩnh vực nhân sự nói riêng. Về chitiết, có thể khác với những gì đã quy định trong lý thuyết tam cương, nhưng vềtầm quan trọng của chuẩn mực vẫn thế. Ví dụ, trong công sở, nếu một nhân viên ýthức được mình là một bộ phận trong guồng máy sản xuất, làm việc hết mình đểhoàn thành tốt trách nhiệm thì đó là biểu hiện một phần của sự chuẩn mực về vaitrò cá nhân. Ngược lại, một nhân viên dùng giờ làm việc để giải trí là không đúngvới trách nhiệm của một người lao động mà công ty đã bỏ tiền ra thuê. Sự lệch lạcvề vai trò rất có thể làm người lao động giảm năng suất, đến một lúc nào đó điềunày không còn là xê xích nhỏ so với chuẩn mực thì công ty sẽ giảm doanh thuđáng kể.Như vậy, điều quan trọng là cần phải quy định cụ thể những điều người lao độngcần làm, nên làm và không nên làm. Có như thế người lao động mới có căn cứ đểlàm theo. Kỷ cương doanh nghiệp được biểu hiện qua tác phong làm việc nghiêmtúc của tập thể nhân viên. Tác phong này không phải ngẫu nhiên có được, mà nóđựợc xây dựng công phu từ hệ thống các quy trình, quy chế, quy định, thang đánhgiá... chặt chẽ và nhất quán. Để hệ thống này được nhất quán thì cần phải đượcxây dựng dựa trên tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của công ty.Từ đó, công ty sẽ tạo dựng được bộ máy nhân lực có thể vận hành trơn tru. Ngàyxưa, Khổng Tử xem trọng chính danh và thượng hiền trong quản lý. Chínhdanh là cương vị phải phù hợp với năng lực của người được bổ nhiệm. Người ởcương vị nào thì phải xứng đáng và đúng mực với cương vị đó. Quan niệm vềthượng hiền, Khổng Tử chủ trương sử dụng hiền tài quản lý đất nước và loại bỏdần những kẻ bất tài. Ngày nay, phương pháp Balanced Scorecard tiên tiến có thểgiúp ích rất nhiều cho các nhà quản lý trong việc quản trị và phát triển nhân sựmột cách bài bản và nhất quán, bám sát tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của côngty.Xây dựng một môi trường làm việc kỷ cương không chỉ giúp tăng thương hiệu chocông ty nhờ năng suất tăng mà còn nâng cao phong cách và chất lượng làm việcchuyên nghiệp. Kỷ cương thể hiện qua nhiều điều, chẳng hạn sự nhất quán tronghệ thống sơ đồ, quy định, quy trình nội bộ; tác phong làm việc và cách xử sự củanhân viên; cơ chế đánh giá, khen thưởng, đề bạt nhân viên... là hết sức cần thiếtđối với mọi loại doanh nghiệp. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
quản lý nhân viên kỹ năng sống rèn luyện kỹ năng ứng xử công sở văn hóa doanh nhânTài liệu cùng danh mục:
-
4 trang 350 0 0
-
Làm thế nào để trở thành quản trị mạng
5 trang 267 0 0 -
Trọng dụng nhân tài: Quyết làm và biết làm
3 trang 215 0 0 -
NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
3 trang 211 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 203 0 0 -
Kỹ năng đưa ra Quyết đinh - Bắt đầu nào!!!
12 trang 198 0 0 -
Nên chọn công ty tốt hay cấp trên tốt
4 trang 191 0 0 -
Quản trị công ty gia đình tốt: Kinh nghiệm thành công của những doanh nghiệp lớn
7 trang 181 0 0 -
Cẩm nang Quản lý hiệu quả: Quản lý dự án
72 trang 180 0 0 -
Thay đổi cách quản lý như thế nào?
3 trang 177 0 0
Tài liệu mới:
-
Phẫu thuật nội soi hàn khớp cổ chân tiếp cận qua lối trước trong điều trị thoái hóa khớp cổ chân
10 trang 0 0 0 -
Rối loạn ăn uống và các yếu tố liên quan ở sinh viên y khoa tại thành phố Hồ Chí Minh
9 trang 0 0 0 -
51 trang 0 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một sô giải pháp rèn kĩ năng tự phục vụ cho trẻ 3 - 4 tuổi
13 trang 1 0 0 -
Trường phái quản tri hiện đại
27 trang 3 0 0 -
Bài giảng xây dựng mặt đường ôtô 5b P20
8 trang 3 0 0 -
TUYỂN TẬP ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM HỌC 2012 - 2013 Môn thi: TOÁN; Khối: B - MÃ SỐ B6
1 trang 0 0 0 -
Một số yếu tố nguy cơ gây biếng ăn ở trẻ dưới 5 tuổi tại thành phố Huế
10 trang 0 0 0 -
Thực trạng thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Trà Vinh
7 trang 0 0 0 -
115 trang 0 0 0