Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Đước, tỉnh Long An

Số trang: 104      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.01 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 104,000 VND Tải xuống file đầy đủ (104 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Đước, tỉnh Long An đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp quản lý sự phối hợp giữa nhà trường gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý sự phối hợp giữa nhà trường gia đình trong công tác giáo dục học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện Cần Đước, tỉnh Long An BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ Hồ Văn Thơm THỰC TRẠNG QUẢN LÝ SỰ PHỐI HỢPGIỮA NHÀ TRƯỜNG-GIA ĐÌNH TRONGCÔNG TÁC GIÁO DỤC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THỊ HƯƠNG TP. Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôiđã được sự giúp đỡ tận tình của: - Lãnh đạo và quí Thầy cô giáo Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh. - Quí thầy cô giáo hướng dẫn các chuyên đề trong quá trình học tập. - Đặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự nhiệt tình, tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ của Cô giáo hướng dẫn – TS Trần Thị Hương, Khoa tâm lý - giáo dục, Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh trong quá trình hướng dẫn tôi viết luận văn. Ngoài ra chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ, động viên, khích lệ và tạođiều kiện thuận lợi về nhiều mặt của: - Lãnh đạo và giáo viên các trường THPT huyện Cần Đước, tỉnh Long An - Đồng nghiệp, gia đình và bạn hữu. Dù đã rất cố gắng, song chắc chắn luận văn này còn nhiều thiếu sót mongsự giúp đỡ góp ý của quí Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp Xin chân thành cảm ơn! Cần Đước, tháng 05 năm 2009 HỒ VĂN THƠMDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTNT : Nhà trườngGĐ : Gia đìnhTHPT : Trung học phổ thôngGVCN : Giáo viên chủ nhiệmQLGD : Quản lý giáo dục MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đảng ta đã khẳng định “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”. Điều 3 chương I, Luật giáodục 2005 ghi rõ: “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành,giáo dục phải kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trườngkết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Điều 93 đến điều 98 chương VI cuõng đã quiđịnh trách nhiệm của nhà trường, gia đình, xã hội đối với công tác giáo dục và đã thể hiện ýnghĩa quan trọng của sự phối hợp nhà trường-gia đình - xã hội [17]. Sự phối hợp nhà trường -gia đình - xã hội nếu được thực hiện một cách đồng bộ thì hiệu quả giáo dục sẽ nâng lên, ngượclại sự phối hợp này không ăn khớp thì sẽ gây cản trở hoặc khó khăn trong quá trình hình thànhnhân cách học sinh. Một trong những đặc điểm của quá trình giáo dục là quá trình giáo dục diễn ra với nhữngtác động giáo dục phức hợp. Trong quá trình giáo dục người được giáo dục chịu nhiều tác độngtừ các phía khác nhau: gia đình, nhà trường, xã hội. Ngay trong gia đình, nhà trường hoặc xãhội, người được giáo dục cũng chịu ảnh hưởng của nhiều tác động khác nhau. Ví như trong giađình có những tác động của cha mẹ, của anh chị em, của nếp sống gia đình…. Trong nhàtrường có những tác động của giáo viên, của tập thể lớp, của nội qui, của nội dung, phươngpháp tổ chức giáo dục… Trong xã hội có những tác động của các cơ quan thông tin đại chúng,của phim ảnh, sách báo, của người lớn… Những tác động đó có thể đan kết vào nhau rất mậtthiết tạo ra những ảnh hưởng tích cực thống nhất đối với người được giáo dục, hoặc có thểngược chiều nhau tạo ra những “lực nhiễu” gây khó khăn cho quá trình giáo dục. Vì vậy, vấn đềđặt ra là cần tổ chức phối hợp tất cả các tác động giáo dục theo hướng tích cực, đồng thời cầnngăn chặn, hạn chế đến mức tối đa những tác động tiêu cực. Thực tiễn giáo dục cho thấy nhận thức về sự phối hợp nhà trường - gia đình chưa đúng.Một số bậc phụ huynh còn xem nhà trường là môi trường giáo dục duy nhất cho trẻ, vì vậy trẻhư thì đỗ lỗi hoàn toàn cho nhà trường là “thầy cô dạy như thế…!”, hoặc đỗ lỗi cho xã hội “xãhội quá nhiều tiêu cực, cạm bẫy làm cho con tôi hư….”. Một bộ phận giáo viên ở các trườnghọc thì chỉ tập trung cho chất lượng học tập, xem nhẹ giáo dục đạo đức, dẫn đến chỉ biết đỗ lỗicho gia đình và xã hội, chưa thấy mối quan hệ giữa nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục, chưa kếthợp “dạy chữ” với “dạy người”. Các lực lượng xã hội lại luôn kêu ca là nhà trường, gia đìnhchưa có giải pháp cho giáo dục, đưa ra xã hội nhiều “phế phẩm”, “sản phẩm của giáo dục chưađáp ứng nhu cầu xã hội….”. Việc đoã lỗi cho nhau giữa ba lực lượng trên xuất phát từ sự phốihợp lỏng lẻo giữa nhà trường - gia đình - xaõ hoäi, là hiện tượng “ trống đánh xuôi kèn thổingược”. Đây chính là thực trạng của nhiều địa phương trên đất nước ta và chính là nỗi bức xúccủa nhiều nhà sư phạm, nhà ngh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: