Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại Thừa Thiên Huế

Số trang: 140      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.76 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục đích của đề tài nghiên cứu là xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của một số loại thuốc đang được sử dụng với quần thể cỏ lồng vực ở Thừa Thiên Huế. Xác định tính kháng thuốc trừ cỏ của cỏ lồng vực với các loại thuốc trừ cỏ ở Thừa Thiên Huế để xây dựng biện pháp quản lý cỏ dại hiệu quả kinh tế và môi trường.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Nông nghiệp: Nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại Thừa Thiên Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VÕ THỊ ĐOAN TRANG NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG CỦA QUẦN THỂ CỎ LỒNG VỰC VỚI CÁC LOẠI THUỐC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TẠI THỪA THIÊN HUẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã số: 8620110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYỄN VĨNH TRƯỜNG CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM THI GS.TS TRẦN ĐĂNG HÒA HUẾ - 2018PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn đều là trung thực và chưa được công bố. Các thông tin trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc và theo quy định. Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Tác giả Võ Thị Đoan TrangPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn ngoài sự cố gắn của bản thân, tôi nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn, các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Vĩnh Trường đã tận tình giúp đỡ, nhiệt tình, giành nhiều thời gian định hướng động viên tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn Ban giám hiệu nhà trường, Phòng Đào tạo sau Đại học, cán bộ giáo viên khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Lời cảm ơn đến các bạn sinh viên khoa Nông học đã động viên, hỗ trợ trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Tác giả Võ Thị Đoan TrangPDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma iii TÓM TẮT Cây lúa là một cây lương thực quan trọng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Năng suất lúa luôn chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, trong đó cỏ dại là một trong những dịch hại quan trọng, chúng làm có thể làm giảm đến 60% năng suất. Hiện tại việc trừ cỏ dại vẫn chưa thật sự có hiệu quả trong điều kiện nước ta. Ở Thừa Thiên Huế việc sử dụng thuốc trừ cỏ đã gia tăng đáng kể cùng với sự mọc lại cỏ dại trong ruộng sau khi đã phun thuốc trừ cỏ trong những năm gần đây điều này đặt ra giả thuyết quần thể cỏ dại ở Thừa Thiên Huế đang phát triển tính kháng thuốc trừ cỏ. Việc nghiên cứu tính kháng của quần thể cỏ lồng vực với một số loại thuốc trừ cỏ tại Thừa Thiên Huế tạo cơ sở cho việc đề ra các giải pháp phòng trừ cỏ có hiệu quả. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc xử lý hạt cỏ lồng vực với acid sulfuric đậm đặc 98% trong thời gian trên 15 phút, rửa sạch và ngâm nước trong 48 giờ, điều kiện nhiệt độ trên 300C có tỷ lệ nảy mầm đạt trên 90%. Nghiên cứu tính kháng thuốc của quần thể cỏ lồng vực ở Thừa Thiên Huế với các loại thuốc có chứa hoạt chất được sử dụng phổ biến tại Thừa Thiên Huế. Thí nghiệm sử dụng quần thể hạt cỏ thu thập ở Thừa Thiên Huế, được xử lý nảy mầm sau đó đem gieo vào chậu cát và xử lý các loại thuốc trừ cỏ sử dụng phổ biến hiện nay trong tỉnh. Kết quả cho thấy quần thể hạt cỏ lồng vực mẫn cảm với các loại thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretilachlor, Butachlor, Quinclorac; tuy nhiên quần thể cỏ lồng vực ở Thừa Thiên Huế đang hình thành tính kháng với hoạt chất Pyrazosulfuron Ethyl. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu tính kháng của cỏ lồng vực đối với hoạt chất Pretilachlor là hoạt chất được sử phổ biến nhất ở Thừa Thiên Huế trên đồng ruộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi xử lý ở nồng độ 0,5 nồng độ khuyến cáo hiệu lực trừ cỏ là 77,4 %, ở nồng độ khuyến cáo là 97,4%, ở 1,5 lần nồng độ khuyến cáo là 9,8% và ở 2 lần nồng độ khuyến cáo hiệu lực trừ cỏ là 100%. Như vậy, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, chúng tôi bước đầu kết luận ở nồng độ khuyến cáo (0,3 kg a.i/ha) hoạt chất pretilachlor vẫn mang lại hiệu quả trừ cỏ cao nếu đảm sử dụng kỹ thuật theo khuyến cáo nhà sản xuất. Chúng tôi khuyến cáo người dân tiếp tục sử dụng thuốc trừ cỏ có chứa hoạt chất Pretichlaclor ở nồng độ khuyến cáo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: