Danh mục

Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng

Số trang: 167      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.11 MB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
thaipvcb

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Luận văn trên cơ sở phân tích ảnh hưởng của hình thức nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sự tác động của khói, bụi tro, mùi…, đánh giá việc thực hiện nghi lễ hỏa thiêu trong giá trị văn hóa của dân tộc Khmer, những đóng góp, hạn chế của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống hiện đại và đóng góp vào công cuộc xây dựng đời sống tinh thần phong phú, môi trường sống lành mạnh trong xu hướng phát triển.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer với sức khỏe cộng đồng ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH ____________________________ ISO 9001:2008 NGÔ GIA TƯỜNG NGHI LỄ HỎA THIÊU CỦA NGƯỜI KHMERVỚI SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC Mã số: 60310640LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HÓA HỌCNgười hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HUỆ TRÀ VINH, NĂM 2016 TÓM TẮT Người Khmer Nam Bộ tuy cùng sống cộng cư với cộng đồng dân tộc Kinh,Hoa và Chăm rất lâu, nhưng luôn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.Người Khmer có nền văn hóa truyền thống độc đáo và lễ hội phong phú. Nghi lễtruyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở Việt Nam từ lâu đờinói chung, tại Trà Vinh nói riêng và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội, cóliên quan mật thiết với cộng đồng, với môi trường sống, sức khỏe của con người. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ nhận thức,chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phát huy nó trong đờisống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong muốn. đặc biệt là nghi lễ hỏathiêu trong văn hóa người Khmer. Hiện nay, đây là một trong những vấn đề quantrọng trong việc giữ gìn nét văn hóa độc đáo thì việc tìm hiểu và phát huy những giátrị của nghi lễ trong việc xây dựng đời sống văn hóa là hết sức cần thiết. Vì vậy, đềtài đã tập trung triển khai nghiên cứu giá trị tinh thần qua nghi lễ hỏa thiêu của ngườiKhmer và những tác động của nghi lễ hỏa thiêu đến sức khỏe cộng đồng trên địa bàntỉnh Trà Vinh. Để thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử đểtìm hiểu về dân tộc Khmer nói chung trên địa bàn tỉnh nói riêng. Sử dụng phươngpháp nghiên cứu liên ngành, phương pháp điền dã, phương pháp khảo sát, điều tra xãhội học, để thu thập số liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích,để đánh giá tầm quan trọng của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống tinh thần của ngườiKhmer và những tác động của nó đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sống. Về bố cục luận văn thì ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phầnphụ lục. Luận văn được triển khai thành ba chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn. Văn hóa Khmer, một số khái niệm vềvăn hóa và văn hóa của người Khmer; Khái niệm về tôn giáo, tôn giáo Khmer; Nghilễ tang ma của người Khmer, khái niệm hỏa thiêu, quan niệm về linh hồn, quan niệm -iii-về thế giới bên kia, Tang ma; Khái niệm sức khỏe, sức khỏe cộng đồng, vệ sinh, môitrường, ô nhiễm môi trường; Người Khmer Trà Vinh, dân số và sự phân bố dân cư,đặc điểm sinh hoạt kinh tế, đặc điểm tổ chức xã hội, đặc điểm sinh hoạt tôn giáo – tínngưỡng; Giao lưu văn hóa giữa các dân tộc Kinh – Khmer – Hoa ở Trà Vinh. Trêncơ sở lý thuyết đã góp phần tìm hiểu về văn hóa, tín ngưỡng của người Khmer vớinhững đặc trưng tiêu biểu và sự giao lưu văn hóa giữa 3 dân tộc cùng cộng cư. Chương 2: Nghi lễ hỏa thiêu của người Khmer: Nghi lễ hỏa thiêu của ngườiKhmer, nguồn gốc, các nghi lễ, ngày xưa (trong thuyền thuyết tôn giáo), ngày nay(trong thực tế xã hội); Nhận định về nghi lễ hỏa thiêu, theo các vị Sư, Hòa Thượng,Sadi, theo các Acha, vùng trung tâm thành phố, vùng xa, hẻo lánh; Theo người dân,người Khmer, người Kinh; Theo các nhà quản lý nhà nước, cấp thành phố, huyện thị,cấp xã, ấp; Theo các nhà quản lý y tế, Bệnh viện, Trung tâm chăm sóc sức khỏe cộngđồng. Thu thập thông tin và đánh giá tác động của nghi lễ hỏa thiêu, tìm hiểu vềnguồn gốc, ý nghĩa trong đời sống của người Khmer, qua đó tìm hiểu những đánh giánhững tác động của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sống, sức khỏe, môi trường sống xungquanh lò thiêu. Từ đó, đi đến quan điểm chung về nghi lễ hỏa thiêu của người Khmertrong đời sống cộng đồng. Chương 3: Những ảnh hưởng của nghi lễ hỏa thiêu với sức khỏe cộng đồng.Phân tích những tác động mà lò hỏa thiêu khi hoạt động có thể tác động đến sức khỏengười trực tiếp thực hiện việc thiêu xác và người tham gia nghi lễ hỏa thiêu, tác độngđến môi trường sống xung quanh. Nêu lên một số kiến nghị giảm thiểu tác hại củaviệc hỏa thiêu thông qua việc giữ gìn vệ sinh và thực hiện theo tinh thần các thông tưhướng dẫn của Bộ Y tế về đảm bảo an toàn trong hỏa thiêu. Phần kết luận: Khẳng định giá trị văn hóa của nghi lễ hỏa thiêu trong đờisống của đồng bào Khmer, những đóng góp của nghi lễ hỏa thiêu trong đời sốnghiện đại và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn giá trị văn hóacủa người Khmer. -iv- MỤC LỤCTrang tựaQuyết định giao đề tàiLỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iLỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iiTÓM TẮT ................................................................................................................ iiiDANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viiiDANH SÁCH CÁC BẢNG ..................................................................................... ixPHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................2 3. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................4 3.1. Mục đích của luận văn.................................................. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: