Mô hình bán lẻ Omnichannel
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 311.45 KB
Lượt xem: 30
Lượt tải: 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết giới thiệu về mô hình bán lẻ Omnichannel. Mô hình kinh doanh Omnichannel đã và đang là một xu hướng và một sự chuyển mình theo kịp xu hướng của thế giới luôn là lựa chọn thông minh của những người kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam ở thời điểm này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình bán lẻ Omnichannel MÔ HÌNH BÁN LẺ OMNICHANNEL ThS. Trần Vĩnh Hoàng Bài viết về mô hình bán lẻ Omnichannel được hai tác giả Darrell Rigby và Julia Kirby đăng trên tạp chí Harvard Business Review, tuy bài viết đã được giới thiệu khá lâu (2011) nhưng với tình hình của thị trường bán lẻ Việt Nam khái niệm về mô hình bán lẻ Omnichannel vẫn là mới mẻ. Mô hình kinh doanh Omnichannel đã và đang là một xu hướng và một sự chuyển mình theo kịp xu hướng của thế giới luôn là lựa chọn thông minh của những người kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam ở thời điểm này. sau đây là vài dòng giới thiệu về hai tác giả. Darrell Rigby là một đối tác trong văn phòng ở Boston của Bain & Company và doanh nghiệp đứng đầu toàn cầu về bán lẻ và sáng tạo thực hành. Ông gia nhập công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu vào năm 1978 và chuyên về chiến lược doanh nghiệp và bán lẻ toàn cầu. Ông là một diễn giả thường xuyên và là tác giả về các vấn đề chiến lược, bao gồm sự đổi mới, quản lý trong bất ổn, CRM và quản lý thay đổi ở Harvard Business Review. Ông là một diễn giả chính tại hội nghị The Economist, và Diễn đàn Lãnh đạo chiến lược và đã làm cho phương tiện truyền thông xuất hiện trên CNN, NBC, CNBC, Moneyline và Bloomberg. Julia Kirby là một biên tập viên cao cấp tại Harvard Business Review, nơi cô phát triển các bài viết về tiếp thị, cũng như các chủ đề kinh doanh khác. KHÁI QUÁT Công nghệ số tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ nhất đối với ngành bán lẻ trong 50 năm qua với việc tạo ra những khả năng vượt trội bao gồm cả cơ hội và nguy cơ cho các nhà bán lẻ truyền thống. Đồng thời, công nghệ số tạo ra mô hình bán lẻ omni-channel – mô hình tiếp thị, kênh phân phối tất cả trong một, gọi tắt là kênh phân phối toàn diện. Với mô hình này, khách hàng có thể đến từ rất nhiều nguồn, ở tất cả các kênh và xem thông tin bằng nhiều thiết bị khác nhau từ các cửa hàng truyền thống đến truyền thông kỹ thuật số (mobile), truyền thông xã hội, catalogs, call centers , v...v... Sự thay đổi này đang thay đổi trò chơi lớn trong ngành bán lẻ. Nó không chỉ giúp người tiêu dùng có nhiều thông tin và quyền lực hơn mà còn bắt nhà bán lẻ phải cải tiến và suy nghĩ lại về việc định vị giá trị cũng như mô hình kinh tế của họ. BỐI CẢNH Mr. Rigby, tác giả của bài viết về “Tương lai của ngành mua sắm” 64 (Harvard Business Review, 12/2011), đã mô tả mô hình bán lẻ omnichannel là gì và chỉ ra những điều các nhà bán lẻ truyền thống phải làm để cạnh tranh trong môi trường này. CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG ❖ Công nghệ số tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ nhất đối với ngành bán lẻ trong 50 năm gần đây nhất. Sự thay đổi thường xảy ra trong ngành bán lẻ theo chu kỳ mỗi 50 năm. Những sự thay đổi chính trong ngành bán lẻ bao gồm sự xuất hiện các cửa hàng (1860s), các trung tâm mua sắm (1910s) và các siêu thị lớn với nhiều chương trình giảm giá (1960s). Nhưng sự thay đổi dựa trên công nghệ số (2010+) có thể xem là sự thay đổi quan trọng nhất trong tất cả. Công nghệ số cơ bản thay đổi trải nghiệm mua sắm trong ngành bán lẻ. Hiện tại, mua sắm trực tuyến chiếm 9-10% tổng chi tiêu trong ngành bán lẻ và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng. Khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng có thể mua bất cứ thứ gì vào bất kỳ thời điểm nào. Người tiêu dùng còn có nhiều sự lựa chọn hơn, việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn, giá cả thấp và có thể tiếp cận những lời khuyên của chuyên gia để cân nhắc trong quá trình mua sắm. Mặc dù hiện nay bán lẻ trực tuyến chiếm thị phần còn khá nhỏ, nhưng tác động của nó rất quan trọng, bao gồm: - Doanh số bán hàng ít hơn: Gần 10% doanh số mua hàng hiện nay không còn diễn ra tại một cửa hàng bán lẻ truyền thống, do đó, sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn đối với các cửa hàng bán lẻ. - Giá thấp hơn: Để cạnh tranh với các nhà bán lẻ trực tuyến với chi phí thấp hơn và giá cả minh bạch, các nhà bán lẻ truyền thống phải giảm giá bán. - Gia tăng mong đợi về dịch vụ: Mặc dù các nhà bán lẻ trực tuyến thiếu sự hiện diện vật lý của cửa hàng, họ đã nâng cao dịch vụ khách hàng bằng việc cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin để đưa ra các quyết định mua hàng. - Sự chuyển đổi quyền lực về tay khách hàng: Bán lẻ kỹ thuật số đã trao quyền trở lại cho khách hàng. Khách hàng có thể đặt những câu hỏi cho bạn bè trước khi mua sắm, tham khảo đánh giá từ người tiêu dùng khác và sử dụng thiết bị di động để so sánh giá. - Làm xói mòn hình ảnh thương hiệu: Nhiều nhà bán lẻ bị thử thách trong việc bảo vệ thương hiệu của họ. Ví dụ, một nhà bán lẻ quảng cáo chính họ là sự lựa chọn với mức giá thấp nhất trên thị trường. Nhưng mức giá thấp nhất không còn chính xác nữa. Điều này làm người tiêu dùng hoài nghi về việc định vị giá trị của nhà bán lẻ và tác động tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu của nhà bán lẻ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mô hình bán lẻ Omnichannel MÔ HÌNH BÁN LẺ OMNICHANNEL ThS. Trần Vĩnh Hoàng Bài viết về mô hình bán lẻ Omnichannel được hai tác giả Darrell Rigby và Julia Kirby đăng trên tạp chí Harvard Business Review, tuy bài viết đã được giới thiệu khá lâu (2011) nhưng với tình hình của thị trường bán lẻ Việt Nam khái niệm về mô hình bán lẻ Omnichannel vẫn là mới mẻ. Mô hình kinh doanh Omnichannel đã và đang là một xu hướng và một sự chuyển mình theo kịp xu hướng của thế giới luôn là lựa chọn thông minh của những người kinh doanh bán lẻ tại Việt Nam ở thời điểm này. sau đây là vài dòng giới thiệu về hai tác giả. Darrell Rigby là một đối tác trong văn phòng ở Boston của Bain & Company và doanh nghiệp đứng đầu toàn cầu về bán lẻ và sáng tạo thực hành. Ông gia nhập công ty tư vấn kinh doanh toàn cầu vào năm 1978 và chuyên về chiến lược doanh nghiệp và bán lẻ toàn cầu. Ông là một diễn giả thường xuyên và là tác giả về các vấn đề chiến lược, bao gồm sự đổi mới, quản lý trong bất ổn, CRM và quản lý thay đổi ở Harvard Business Review. Ông là một diễn giả chính tại hội nghị The Economist, và Diễn đàn Lãnh đạo chiến lược và đã làm cho phương tiện truyền thông xuất hiện trên CNN, NBC, CNBC, Moneyline và Bloomberg. Julia Kirby là một biên tập viên cao cấp tại Harvard Business Review, nơi cô phát triển các bài viết về tiếp thị, cũng như các chủ đề kinh doanh khác. KHÁI QUÁT Công nghệ số tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ nhất đối với ngành bán lẻ trong 50 năm qua với việc tạo ra những khả năng vượt trội bao gồm cả cơ hội và nguy cơ cho các nhà bán lẻ truyền thống. Đồng thời, công nghệ số tạo ra mô hình bán lẻ omni-channel – mô hình tiếp thị, kênh phân phối tất cả trong một, gọi tắt là kênh phân phối toàn diện. Với mô hình này, khách hàng có thể đến từ rất nhiều nguồn, ở tất cả các kênh và xem thông tin bằng nhiều thiết bị khác nhau từ các cửa hàng truyền thống đến truyền thông kỹ thuật số (mobile), truyền thông xã hội, catalogs, call centers , v...v... Sự thay đổi này đang thay đổi trò chơi lớn trong ngành bán lẻ. Nó không chỉ giúp người tiêu dùng có nhiều thông tin và quyền lực hơn mà còn bắt nhà bán lẻ phải cải tiến và suy nghĩ lại về việc định vị giá trị cũng như mô hình kinh tế của họ. BỐI CẢNH Mr. Rigby, tác giả của bài viết về “Tương lai của ngành mua sắm” 64 (Harvard Business Review, 12/2011), đã mô tả mô hình bán lẻ omnichannel là gì và chỉ ra những điều các nhà bán lẻ truyền thống phải làm để cạnh tranh trong môi trường này. CÁC ĐIỂM QUAN TRỌNG ❖ Công nghệ số tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ nhất đối với ngành bán lẻ trong 50 năm gần đây nhất. Sự thay đổi thường xảy ra trong ngành bán lẻ theo chu kỳ mỗi 50 năm. Những sự thay đổi chính trong ngành bán lẻ bao gồm sự xuất hiện các cửa hàng (1860s), các trung tâm mua sắm (1910s) và các siêu thị lớn với nhiều chương trình giảm giá (1960s). Nhưng sự thay đổi dựa trên công nghệ số (2010+) có thể xem là sự thay đổi quan trọng nhất trong tất cả. Công nghệ số cơ bản thay đổi trải nghiệm mua sắm trong ngành bán lẻ. Hiện tại, mua sắm trực tuyến chiếm 9-10% tổng chi tiêu trong ngành bán lẻ và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng nhanh chóng. Khi mua sắm trực tuyến, người tiêu dùng có thể mua bất cứ thứ gì vào bất kỳ thời điểm nào. Người tiêu dùng còn có nhiều sự lựa chọn hơn, việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn, giá cả thấp và có thể tiếp cận những lời khuyên của chuyên gia để cân nhắc trong quá trình mua sắm. Mặc dù hiện nay bán lẻ trực tuyến chiếm thị phần còn khá nhỏ, nhưng tác động của nó rất quan trọng, bao gồm: - Doanh số bán hàng ít hơn: Gần 10% doanh số mua hàng hiện nay không còn diễn ra tại một cửa hàng bán lẻ truyền thống, do đó, sẽ dẫn đến một sự thay đổi lớn đối với các cửa hàng bán lẻ. - Giá thấp hơn: Để cạnh tranh với các nhà bán lẻ trực tuyến với chi phí thấp hơn và giá cả minh bạch, các nhà bán lẻ truyền thống phải giảm giá bán. - Gia tăng mong đợi về dịch vụ: Mặc dù các nhà bán lẻ trực tuyến thiếu sự hiện diện vật lý của cửa hàng, họ đã nâng cao dịch vụ khách hàng bằng việc cung cấp cho người tiêu dùng nhiều thông tin để đưa ra các quyết định mua hàng. - Sự chuyển đổi quyền lực về tay khách hàng: Bán lẻ kỹ thuật số đã trao quyền trở lại cho khách hàng. Khách hàng có thể đặt những câu hỏi cho bạn bè trước khi mua sắm, tham khảo đánh giá từ người tiêu dùng khác và sử dụng thiết bị di động để so sánh giá. - Làm xói mòn hình ảnh thương hiệu: Nhiều nhà bán lẻ bị thử thách trong việc bảo vệ thương hiệu của họ. Ví dụ, một nhà bán lẻ quảng cáo chính họ là sự lựa chọn với mức giá thấp nhất trên thị trường. Nhưng mức giá thấp nhất không còn chính xác nữa. Điều này làm người tiêu dùng hoài nghi về việc định vị giá trị của nhà bán lẻ và tác động tiêu cực đến hình ảnh thương hiệu của nhà bán lẻ. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Phát triển thị trường bán lẻ Mô hình bán lẻ Omnichannel Hoạt động Marketing trải nghiệm Ngành bán lẻ công nghệ số Sự hài lòng của khách hàngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 415 10 0 -
6 trang 238 4 0
-
Những điểm còn hạn chế của thị trường bán lẻ VN
4 trang 229 0 0 -
9 trang 224 1 0
-
Một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong kinh doanh của các trung tâm thương mại tại Việt Nam
4 trang 158 0 0 -
Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ Highlands Coffee
4 trang 157 0 0 -
Thuyết trình: Sự hài lòng của khách hàng và biện pháp nâng cao
19 trang 156 0 0 -
7 trang 155 0 0
-
19 trang 124 0 0
-
7 trang 111 0 0