Danh mục

Một số ý kiến về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 336.04 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích những quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung (SĐ, BS) năm 2017)) về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và nêu lên ý kiến về sự cần thiết của việc giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sựMỘT SỐ Ý KIẾN VỀ ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ Đậu Anh Khoa, Nguyễn Đức Thịnh, Trương Hải Hào Quang, Nguyễn Đức Tín* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng ThắmTÓM TẮTCác vấn đề thuộc lĩnh vực hình sự, là những vấn đề nan giải của các quốc gia trên toàn thếgiới, song song với việc phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ những vấn đề thuộc lĩnh vực hìnhsự chủ yếu xoay quanh các đối tượng về tội phạm và các tệ nạn xã hội. Đây là vấn đề khôngchỉ liên quan đến an ninh xã hội của một quốc gia, mà còn gián tiếp liên quan đến nhiều mặtkhác trong xã hội như giáo dục, văn hóa, đạo đức,… của xã hội. Cho nên các quốc gia luôngiành những sự quan tâm đặc biệt đối với những đối tượng thuộc nhóm này. Hiện nay, trongbối cảnh kinh tế xã hội phát triển theo chuẩn 4.0 của thế giới, thì tội phạm cũng phát triển vàbiến tướng theo với một mức độ lớn, tinh vi và xảo quyệt hơn. Do đó, không ít những trẻ emđang trong độ tuổi vị thành niên đang bị ảnh hưởng trầm trọng về nhận thức và đạo đức.Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích những quy định của Bộ luật Hình sự(BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung (SĐ, BS) năm 2017)) về độ tuổi chịu trách nhiệm hìnhsự và nêu lên ý kiến về sự cần thiết của việc giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.Từ khóa: biện pháp quản lý, chưa thành niên, độ tuổi, kinh tế xã hội, trách nhiệm hình sự.1 ĐẶT VẤN ĐỀCó thể nói, trẻ em chính là tương lai của cả một đất nước. Bởi vì đây là thế hệ trực tiếp, chịutrách nhiệm xây dựng nước nhà trong tương lai. Do đó, việc nâng cao về ý thức đạo đức,kiến thức xã hội hay cải thiện trình độ chuyên môn của các thế hệ chính là vấn đề quantrọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Một quốc gia có được xem là văn minh hay không, điều đóđược thể hiện trực tiếp thông qua những hành vi của thế hệ trẻ biểu hiện ra bên ngoài xãhội, qua đó chúng ta có thể nhìn nhận và đánh giá được tình hình xã hội ở mỗi quốc gia.Trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, Bộ luật Hình sự được ra đời nhằm quyđịnh các vấn đề về xã hội đặc biệt là những hành vi vi phạm nghiêm trọng về đạo đức conngười hay còn được gọi là tội phạm và bên cạnh đó là quy định các hình phạt áp dụng chotừng loại tội phạm có liên quan. Hiện nay, việc trẻ em vi phạm pháp luật về hình sự đang códấu hiệu gia tăng. Đây là nhóm đối tượng cần nhận được sự quan tâm và chú ý đặc biệt củanhà nước, bởi lẽ pháp luật quy định chỉ có một số ít các lỗi mà trẻ em chưa vị thành niênphải chịu trách nhiệm và bên cạnh đó còn có những điều kiện đặc biệt đi kèm về độ tuổi.Theo tài liệu Tổng kết dự án Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em và tội phạmtrong lứa tuổi vị thành niên[5], số người chưa thành niên vi phạm trong giai đoạn 2006-2010dao động trong khoảng 12.878 đến 16.444 người/năm, tổng số tăng khoảng 6,70% so vớigiai đoạn 05 năm trước đó. Và số liệu trong năm 2011 là 13.600 người, tăng 5,60% so với1866số người chưa thành niên vi phạm pháp luật trong năm 2010[7]. Bình quân trên cả nước, sốngười chưa thành niên vi phạm pháp luật chiếm 20% tổng số người vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội. Số liệu của dự án cũng xác định được rằng, trong giaiđoạn 2006-2011, có 24.452 người, chiếm khoảng 30% tổng số người chưa thành niên viphạm pháp luật, bị xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự. Trong giai đoạn 2000-2005 tỷ lệngười chưa thành niên vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự là 18%[7]. Bên cạnh đó, theothống kê gần nhất của Bộ Công an trong năm 2019, tỷ lệ gây án ở tuổi vị thành niên trênđịa bàn cả nước là 5,2% đối với người dưới 14 tuổi, 24,5% đối với người từ 14 tuổi đếndưới 16 tuổi và 70,3% đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Từ đó có thể thấy, tình hìnhtội phạm, vi phạm pháp luật do trẻ vị thành niên gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp với tínhchất, mức độ phạm tội nguy hiểm hơn, gây hậu quả nghiêm trọng. Ðặc biệt, tại các thànhphố lớn, tỷ lệ trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật và phạm tội chiếm tỷ lệ cao hơn và cóchiều hướng tăng nhanh hơn[2].Theo như số liệu nêu trên, chúng ta thấy được tính chất nghiêm trọng của việc tội phạmđang được “trẻ hóa”. Hơn thế, đây chính là dấu hiệu cho một sự thoái hóa mạnh mẽ trongtương lai. Do đó cần có những quy định đặc biệt của pháp luật hình sự dành cho đối tượngchưa thành niên phạm tội, nhằm mục đích giáo dục, răn đe và đẩy lùi sự thoái hóa về đạođức con người đang diễn ra trong xã hội.2 QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017) VỀ ĐỘ TUỔI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰChủ thể của tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015 (SĐ, BS năm 2017) phải làngười có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng lại không có quy định về năng lực tráchnhiệm hình sự mà chỉ có quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. BLHS có 02 Điều luậtliên quan đến năng lực trách nhiệm hình ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: