Danh mục

Năng lực theo chuẩn CDIO trong môn học thiết kế dự án tại viện công nghệ Việt – Nhật (VJIT)

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 698.68 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này giới thiệu 13 chuẩn năng lực đầu ra cấp độ 1 (LO) của môn học PD I và PD II được xây dựng dựa trên các nội dung của Đề cương CDIO – ver 2.0. Bộ chuẩn năng lực này nhằm xác định rõ những kỹ năng/ năng lực mà sinh viên có thể học được thông qua môn học PD I-II, tương quan với các nội dung được chuẩn hóa của Đề cương CDIO quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Năng lực theo chuẩn CDIO trong môn học thiết kế dự án tại viện công nghệ Việt – Nhật (VJIT)NĂNG LỰC THEO CHUẨN CDIO TRONG MÔN HỌC THIẾT KẾ DỰ ÁN TẠI VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT – NHẬT (VJIT) Nguyễn Xuân Hưng Viện Công Nghệ Việt  Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH)TÓM TẮTBài viết này giới thiệu 13 chuẩn năng lực đầu ra cấp độ 1 (LO) của môn học PD I và PD II được xây dựngdựa trên các nội dung của Đề cương CDIO – ver 2.0. Bộ chuẩn năng lực này nhằm xác định rõ những kỹnăng/ năng lực mà sinh viên có thể học được thông qua môn học PD I-II, tương quan với các nội dungđược chuẩn hóa của Đề cương CDIO quốc tế. Hệ thống phiếu nhóm, cá nhân, thuyết trình và báo cáo cuốikỳ của môn học được sử dụng để đối chiếu với 13 chuẩn LO ở 3 mức: a. Mức không bắt buộc; b. mức cơbản và c. mức lý tưởng. Qua đó sẽ giúp sinh viên có thể nhận biết, hình thành và tự đánh giá những nănglực học tập của mình sau khi học xong mỗi môn học và hướng vận dụng cho các môn học khác hoặc nghềnghiệp trong tương lai.Từ khóa: CDIO, chuẩn năng lực đầu ra, PD, phiếu cá nhân, phiếu nhóm.1. SƠ LƢỢC VỀ MÔN HỌC THIẾT KẾ DỰ ÁN (PD)Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT) thuộc Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) tiếpnhận môn học Thiết kế Dự án I và II (Project Design - gọi tắt là PD) từ trường Đại học Công nghệKanazawa (KIT), Nhật Bản từ năm 2015 trong khuôn khổ hợp tác giữa HUTECH và KIT. Với việc ápdụng hệ thống giáo dục PD của Đại học KIT, VJIT hướng tới trang bị cho sinh viên những kỹ năng cầnthiết nhằm phát hiện và giải quyết vấn đề, xác minh và đổi mới để trở thành những kỹ sư hoặc doanh nhânthành công trong môi trường làm việc thực tế, đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của thị trường laođộng trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.1.1. Mục tiêu môn họcTại VJIT, môn học Thiết kế dự án I & II đã được điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện học tập vàgiảng dạy ở Việt Nam, nhưng vẫn đảm bảo những đặc trưng và giá trị cốt lõi của hệ thống giáo dục PD từtrường Đại học KIT. Môn học PD tại Viện VJIT hướng tới 4 mục tiêu cơ bản sau: a) phát triển ý thức phát hiện và giải quyết vấn đề trong cuộc sống, trong cộng đồng và xã hội bằng những ý tưởng sáng tạo, góp phần vào việc giải quyết các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) của Liên hợp quốc mà Việt Nam là một nước thành viên có cam kết. b) phát huy các thế mạnh sẵn có của chính người học để tạo ra những giá trị mới cho bản thân, cộng đồng và xã hội. c) phát triển các kỹ năng, phương pháp, sự tự tin và khả năng tiến hành nghiên cứu độc lập cho các đề tài NCKH, luận án/ đồ án tốt nghiệp. d) hình thành và phát triển tư duy tích cực (Growth Mindset), tư duy thiết kế (Design Thinking) trong làm việc, học tập và giao tiếp.5701.2. Nội dung môn họcMôn học PD I chủ yếu tập trung phát hiện và giải quyết các vấn đề gần gũi, quen thuộc đối với sinh viênmà không cần phải sử dụng những kiến thức và kỹ năng cao hay kiến thức chuyên ngành. Ở PD II, sinhviên giải quyết những vấn đề từ thực tiễn cuộc sống. Một số nội dung liên quan đến kiến thức chuyênngành có thể được sử dụng. Ở PD II, sinh viên sẽ phát triển những kỹ năng giải quyết vấn đề ở tầm baoquát hơn với sự tham gia của nhiều bên liên quan.1.3. Đặc trưng của môn học Thiết kế dự án– Quy trình cơ bản được áp dụng trong môn học: Phát hiện vấn đề → Phân tích hiện trạng của vấn đề → Phân tích nguyên nhân → Thiết lập các điều kiện ràng buộc và mục tiêu cho giải pháp → Đề xuất giải pháp cho vấn đề.– Chủ đề lớp được giới thiệu là phạm vi nội dung của các đề tài nhóm và việc giải quyết vấn đề.– Mô phỏng hình thức Đào tạo tại chỗ (On-the-job-training: OJT) như hoạt động của một doanh nghiệp hoặc công ty. Giảng viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích sinh viên tham gia tích cực vào các hoạt động ở lớp và phụ đạo ngoài giờ. Giảng viên và sinh viên cùng nhau học tập.– PD là một môn học có tính phản biện và sáng tạo cao. Sinh viên có cơ hội được trải nghiệm học tập hoàn toàn tự chủ đối với cá nhân, đồng thời phát huy tinh thần tôn trọng và hợp tác khi làm việc theo nhóm để phát triển những kỹ năng làm việc khác nhau trên cơ sở kiến thức nền sẵn có.– Cách học ở môn PD theo dạng cấu trúc xoắn ốc - phản hồi. Mức độ và tần suất sử dụng những kiến thức và kỹ năng sẽ tùy thuộc vào nội dung đề tài nhóm và mức độ giải quyết vấn đề mà một nhóm đảm nhiệm.2. CHUẨN NĂNG LỰC TRONG MÔN HỌC THIẾT KẾ DỰ ÁNCác môn học PD được xây dựng áp dụng Đề cương CDIO quốc tế - Ver 2.0 (Crawley et al., 2011) nhằmmục đích phát triển những kỹ năng/ năng lực Hình thành ý tưởng (Conceive: C), Thiết kế ý tưởng (Design:D), Thực hiện ý tưởng (Implement: I) và Vận hành ý tưởng (Operate: O) của người học. Tuy nhiên, nộidung chương trình môn học PD I và PD II đáp ứng 2 cấp độ của Đề cương CDIO-ver 2.0 là Hình thành ýtưởng (C) và Thiết kế ý tưởng (D). Do đó, những kỹ năng/ năng lực của sinh viên trong môn học PD I vàII cũng sẽ được hình thành, phát triển và đánh giá trong khuôn khổ 2 cấp độ C và D.Theo kết quả nghiên cứu của Nguyen-Xuan et al. (2018) đối với 206 sinh viên VJIT và 97 sinh viên KIT,môn học PD có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự phát triển năng lực làm việc nhóm, năng lực phát triển thảoluận nhóm và năng lực giao tiếp (viết, nói, đồ họa và nghe), nhưng lại có ít ảnh hưởng đến những năng lựcnhư thực hiện ý tưởng (I) và vận hành ý tưởng (O). Điều này phù hợp với mục tiêu của chương trình đàotạo môn PD I và II như đã nói ở trên. Dựa theo kết quả này, chúng tôi bước đầu đã thiết lập sự tương quangiữa môn học PD I – II với nội dung Đề cương CDIO ver 2.0 nhằm xác định hệ thống chuẩn năng lực (cấpđộ 1) cho sinh viên sau khi hoàn thành mỗi môn học tương ứng.2.1. Những năng lực/ kỹ năng PDNhững năng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: