Trà đạo là tinh hoa trong văn hóa truyền thống của xứ sở hoa anh đào, nét đẹp của trà đạo không chỉ nằm ở cách thưởng trà và các loại trà mà còn ở lối thiết kế tinh tế của trà thất. Bài viết Nghệ thuật xây dựng trong trà thất trình bày bốn nguyên tắc cơ bản của trà đạo; Nghệ thuật xây dựng trong trà thất.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghệ thuật xây dựng trong trà thất NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TRONG TRÀ THẤT Nguyễn Thị Hồng Ánh, Trương Minh Khôi, Bùi Trần Thủy Tiên, Dương Nguyễn Ngọc Tuyền* Viện Công Nghệ Việt – Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Phạm Huỳnh Anh Việt, CN. Tiết Thụy Tường VyTÓM TẮTTrà đạo là tinh hoa trong văn hóa truyền thống của xứ sở hoa anh đào, nét đẹp của trà đạo không chỉ nằm ởcách thưởng trà và các loại trà mà còn ở lối thiết kế tinh tế của trà thất. Trà thất là căn phòng dành riêng choviệc thực hiện nghi thức trà đạo và thưởng trà. Căn phòng thường được trải bằng những tấm chiếu Tatami, màuvàng nhạt của chiếu Tatami có chút gì đó đượm buồn, tạo ra bầu không khí lặng lẽ, yên ả cho trà thất. Có điềuđặc biệt về chiếu Tatami mà ít ai biết đến đó là Kamon – được in trên mép chiếu, mang ý nghĩa riêng của giatộc được truyền từ đời này sang đời khác. Giẫm lên Kamon được coi là hành vi cực kì thiếu tôn trọng gia chủ,vì vậy nên cần đặc biệt lưu ý. Không gian bên trong của trà thất luôn dành cho Tokonoma một vị trí trang trọng.Tokonoma thường được bày trí bởi Kakemono và lọ hoa cắm theo phong cách Chabana. Kakemono thườngđược viết theo hai phong cách: quanh năm và theo mùa, thể hiện tâm tư tình cảm của gia chủ hoặc ý nghĩa củamỗi mùa trong năm. Chabana được ví như “vật sống” bởi nó thay đổi theo mùa, cách cắm hoa đơn giản, mộcmạc nhưng mang lại những hàm ý sâu xa. Trà thất được ví như mảnh đất phì nhiêu trên sa mạc hiu quạnh buồntẻ của cõi đời mà khách lữ hành có thể gặp gỡ nhau ở đó để cùng nhau giải khát trong nguồn suối chung củalòng ham chuộng thưởng thức nghệ thuật.Từ khóa: trà đạo, trà thất, văn hóa, tinh thần, thiền1. BỐN NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TRÀ ĐẠOHòa – Kính – Thanh – Tịnh (和 – 敬 – 清 – 寂) là bốn nguyên tắc cơ bản của trà đạo. “Hòa” nghĩa là hài hòa,hòa hợp giữa trà nhân và trà thất, con người, thiên nhiên, các dụng cụ pha trà. Qua ngưỡng cửa trà thất với diệntích bằng 4 tấm rưỡi chiếu Tatami, trà nhân có thể nói chuyện với mọi giai cấp một cách bình đẳng. “Kính” làlòng kính trọng của trà nhân với mọi sự vật và con người, là sự tri ân và biết ơn cuộc sống. Khi lòng tôn kínhvới vạn vật đạt tới sự không phân biệt thì tấm lòng trở nên thanh thản, yên tĩnh, thể hiện sự thanh tịnh, đó chínhlà ý nghĩa của chữ “Thanh”. Mắt ngắm tranh treo (Kakemono) trong hốc phòng (Tokonoma) hay hoa tươi tronglọ (Chabana), mũi ngửi làn hương thơm, nghe tiếng nước sôi trong ấm, miệng nhấp từng ngụm trà, vậy là tấtcả giác quan trở nên trong sạch, tâm lúc đó sẽ thanh tịnh bởi ngũ quan không còn bị ô uế. “Tịnh” là kết quả mà 1365trà nhân sẽ được nhận thấy cuối cùng, là khi tâm hoàn toàn an trú tại phút giây hiện tại, không còn quá khứ,không còn tương lai, khi lòng thanh thản và yên tĩnh hoàn toàn thì toàn bộ thế giới trở nên tĩnh lặng, con ngườisẽ đạt tới một trạng thái cao về mặt tinh thần, một sự an lạc và hạnh phúc thực sự. Bốn nguyên tắc cơ bản nàyhội tụ trong trà thất – nơi mà trà nhân thưởng thức trà và tìm thấy sự yên bình.2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG TRONG TRÀ THẤT2.1 CHIẾU TATAMI (畳)Tatami (畳) là một loại chiếu mỏng truyền thống của người Nhật được làm từ những sợi rơm khô đan và épchặt vào nhau có thể xếp lại được, dùng để trải sàn nhà. Tên của chiếu “Tatami” cũng có nguồn gốc từ động từ“Tatamu” (畳む) với ý nghĩa là “gấp”, “xếp”, vì khi chiếu không được sử dụng sẽ được gấp lại và đặt ở gócphòng. Không giống như các loại chiếu thông thường, chiếu Tatami gắn liền với quá trình hình thành các loạihình nghệ thuật trà đạo. Kích thước tiêu chuẩn của chiếu là ngang 910mm, dài 1820mm, dày 55mm. ChiếuTatami khi được sử dụng trong trà thất sẽ được gọi bằng Jou (帖). Thông thường, kích thước bên trong khônggian trà thất truyền thống được gọi là Kyouma (京間), thường được tính là 4 jou rưỡi, 6 jou hoặc 8 jou. Khitiếp khách tại phòng trà, gia chủ thường sẽ sử dụng chiếu Kyakudatami (客畳). Còn đối với những vị kháchquý, họ sẽ dùng loại chiếu Kijindatami (貴人畳).Chiếu Tatami có ba phần: lõi chiếu, bao chiếu và mép chiếu. Phần lõi chiếu được nén lại thật chặt bằng rơmkhô. Lớp bao chiếu bên ngoài được đan mỏng bằng các sợi cói từ một loại thực vật thân thảo có tên là cây Bấcđèn hay Igusa (イグサ). Còn mép chiếu dùng để nối hai bộ phận trên với nhau được làm từ tơ lụa, vải dệt nổivân. Trên phần mép chiếu này, người Nhật thường sẽ in hoa văn hoặc gia huy – Kamon (家紋). Biểu tượngKamon được in trên mép chiếu Tatami đều có ý nghĩa riêng, thể hiện sự đại diện của gia đình vì được truyềntừ đời này sang đời khác, góp phần tạo cho không gian trong trà thất trang nghiêm và quý tộc hơn. Chính vìthế, khi đi vào trà thất phải đặc biệt lưu ý không được giẫm lên mép chiếu Tatami, vì điều này thể hiện hành vicực kỳ thiếu tôn trọng với gia c ...