Danh mục

Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp trên thất bằng Holter ECG 24 giờ ở bệnh nhân bệnh van hai lá do thấp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 447.53 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của bài viết nhằm khảo sát đặc điểm rối loạn nhịp trên thất ở bệnh nhân bệnh van hai lá do thấp bằng Holter điện tim 24 giờ và đánh giá mối liên quan giữa rối loạn nhịp trên thất với mức độ hẹp, hở van hai lá với một số đặc điểm bệnh nhân bệnh van hai lá do thấp.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu đặc điểm rối loạn nhịp trên thất bằng Holter ECG 24 giờ ở bệnh nhân bệnh van hai lá do thấp TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM RỐI LOẠN NHỊP TRÊN THẤT BẰNG HOLTER ECG 24 GIỜ Ở BỆNH NHÂN BỆNH VAN HAI LÁ DO THẤP Nguyễn Thị Thu Hà*; Nguyễn Oanh Oanh* TÓM TẮT Mục tiêu: khảo sát đặc điểm rối loạn nhịp trên thất (RLNTT) ở bệnh nhân (BN) bệnh van hai lá (VHL) do thấp bằng Holter điện tim 24 giờ và đánh giá mối liên quan giữa RLNTT với mức độ hẹp, hở VHL, đƣờng kính nhĩ trái và mức độ suy tim theo NYHA. Phương pháp và kết quả: 76,7% rung nhĩ - cuồng nhĩ (RN - CN); 25% tần số tim nhanh ≥ 100 ck/phút; 5% có khoảng ngừng xoang > 2,5 giây; 10% có ngoại tâm thu trên thất (NTTTT). Có mối liên quan giữa RN - CN với mức độ nặng của hẹp, hở VHL, đƣờng kính nhĩ trái và mức độ suy tim theo NYHA với p < 0,05 và p < 0,001. Tỷ lệ BN có NTTTT, số lƣợng NTTTT trung bình/24 giờ tăng theo mức độ nặng của hẹp, hở VHL. Kết luận: RLNTT ở BN bệnh VHL chủ yếu là RN - CN và có mối liên quan với mức độ nặng của hẹp, hở VHL, đƣờng kính nhĩ trái và mức độ suy tim. * Từ khóa: Bệnh van hai lá do thấp; Rối loạn nhịp trên thất; Holter điện tim 24 giờ. Study of the Supraventricular Arrhythmias by Holter ECG in patients with Rheumatic Mitral Valve Summary Objectives: Survey of characteristics supraventricular arrhythmias in patients with rheumatic mitral valve disease by 24 hour Holter ECG and access the relationship between supraventricular arrhythmia with mitral valve disease, left atrial diameter and degree of heart failure. Methods and results: 76.7% had atrial fibrillation - atrial flutter; 25% had tachycardia; 5% had sinus pauses > 2.5 seconds; 10% had supraventricular premature beats; There isn’t related between supraventricular arrhythmias and disease group. Atrial fibrillation - atrial flutter related to mitral valve disease, left atrial diameter, heart failure (NYHA) with p < 0.05 and p < 0.001. Both patients with supraventricular premature beats and number of supraventricular premature beats per 24h increase according to level of mitral valve. Conclusions: Supraventricular arrhythmias in patients with mitral valve disease mainly atrial fibrillation atrial flutter and it has relationship with mitral valve disease, left atrial diameter and degree of heart failure. * Key words: Rheumatic mitral valve; Supraventricular arrhythmias; Holter ECG. ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh VHL là bệnh lý thƣờng gặp trong lâm sàng tim mạch, nguyên nhân chủ yếu là do thấp tim. Các bệnh van tim bẩm sinh chiếm một tỷ lệ rất thấp. bệnh thƣờng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nhƣ: suy tim, tắc mạch, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tăng áp lực động mạch phổi… và không thể không kể đến biến chứng rối loạn nhịp. Bệnh VHL gây ra những rối loạn về huyết động, trong quá trình diễn biến của Holter điện tim là một lỹ thuật không xâm nhập, theo dõi điện tim liên tục, * Bệnh viện Quân y 103 Người phản hồi (Corresponding): Nguyễn Thị Thu Hà (thuhaquangnam@gmail.com) Ngày nhận bài: 12/05/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 18/06/2015 Ngày bài báo được đăng: 06/07/2015 69 TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 6-2015 cho phép quan sát đƣợc diễn biến của điện tim liên tục nên thấy đƣợc các loại rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền mà điện tâm đồ thông thƣờng khó phát hiện đƣợc đầy đủ ở BN bệnh tim mạch nói chung và bệnh VHL nói riêng. Việc phát hiện các rối loạn nhịp tim bằng Holter điện tim sẽ giúp bác sỹ lâm sàng có thái độ điều trị và dự phòng tốt hơn cho BN bệnh VHL do thấp nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm: - Khảo sát đặc điểm RLNTT ở BN bệnh VHL do thấp bằng Holter điện tim 24 giờ. - Đánh giá mối liên quan giữa RLNTT với mức độ hẹp, hở VHL với một số đặc điểm BN bệnh VHL do thấp. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tƣợng nghiên cứu. 60 BN đƣợc chẩn đoán bệnh VHL, điều trị nội trú tại Khoa Nội Tim mạch (A2), Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 4 - 2012 đến 6 - 2013. * Tiêu chuẩn lựa chọn BN: BN đƣợc chẩn đoán tổn thƣơng VHL dựa vào siêu âm tim bao gồm: hẹp VHL đơn thuần (HHL) và hở hẹp VHL phối hợp (HHoHL) (chƣa đƣợc điều trị thuốc chống rối loạn nhịp hoặc ngừng thuốc  5 ngày trƣớc vào viện), nằm điều trị nội trú tại Khoa A2, Bệnh viện Quân y 103, đồng ý tham gia nghiên cứu. 70 * Tiêu chuẩn loại trừ: - BN nặng đang phải điều trị cấp cứu nhƣ: suy tim nặng (suy tim độ IV), nhanh thất, rung thất, ngừng tuần hoàn... - BN mắc bệnh tim bẩm sinh, bệnh cơ tim phì đại. - BN có tổn thƣơng VHL kèm tổn thƣơng van động mạch chủ vừa và nặng. - BN có tổn thƣơng VHL, nhƣng có bệnh kèm theo gây rối loạn nhịp nhƣ: cƣờng chức năng tuyến giáp, viêm tuyến giáp... - BN rối loạn điện giải, đang dùng thuốc ảnh hƣởng nhiều đến rối loạn nhịp nhƣ: atropin, chẹn thụ thể beta 1... - BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. 2. Phƣơng pháp nghiên cứu. Nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang. Trình tự nghiên cứu bao gồm: - Hỏi bệnh và khám lâm sàng theo mẫu b ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: